Tác Hại Của Du Lịch
Bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang đến thì có một số tác hại của du lịch mà bạn không ngờ đến. Chúng ta vẫn thường chọn “du lịch” như một cách để giải tỏa stress và tận hưởng cuộc sống. Thế nhưng, môi trường cũng bị “stress” nếu chúng ta du lịch không đúng cách. Vậy, những “stress” mà môi trường đang phải gánh chịu đó là gì? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Môi trường Thành Tín!
Giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc
Khách du lịch sẽ có cơ hội khám phá văn hóa nơi mà họ ghé thăm như: trang phục, ẩm thực, phong tục tập quán, tín ngưỡng, di tích lịch sử, sản phẩm làng nghề, văn hóa, nghệ thuật,…
Điều thu hút các khách du lịch chính là những “sắc màu” độc đáo và riêng biệt ở mỗi vùng miền. Nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc chính là sự kết tinh của thiên nhiên, lịch sử và tinh hoa của thời đại. Và văn hóa chính là hồn cốt của mỗi dân tộc, chúng ta có quyền tự hào về nền bản sắc phong phú của nước mình.
Xuyên suốt chặng đường hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè năm châu. Hình ảnh đất nước Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và thân thiện trong mắt các du khách.
Đến với Việt Nam, du khách có cơ hội khám phá thiên nhiên tươi đẹp tại những địa điểm tham quan nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Tràng An, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phú Quốc,…Còn nếu du khách muốn tìm kiếm những “viên ngọc ẩn” thì chắc hẳn không thể bỏ qua Quy Nhơn, Phú Yên, Yên Bái, Kon Tum,…
Có thể bạn chưa biết, du lịch đã “góp công” không nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi diện mạo cho nhiều vùng đất, kể cả những vùng sâu, vùng xa. Từ đó, thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, du lịch còn giúp thúc đẩy hợp tác giữa các khu vực và quốc tế, phân công lao động thông qua hoạt động kinh doanh du lịch. Do đó, đòi hỏi số lượng nhân lực lớn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Chưa hết, kinh tế du lịch còn giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường nội địa nói riêng và quốc tế nói chung. Thông qua việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch để thu hút những nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Du lịch mang đến nhiều lợi ích như vậy, thế còn tác hại của du lịch thì sao? Chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
Tác hại của du lịch đến tài nguyên sinh vật
Thêm một tác hại của du lịch nữa đó chính là làm suy giảm chất lượng và số lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Nguyên nhân đến từ một số hoạt động thiếu ý thức của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắt chim thú,…
Ngoài ra, vứt rác bừa bãi và không xử lý nước thải cũng làm ảnh hưởng đến môi trường của các hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó, những hoạt động trải nghiệm dưới nước như nhặt cua, ốc, sò, tôm,…để làm đồ lưu niệm hay thả neo tại các bãi san hô cũng đều gây ảnh hưởng đến bãi san hô, nơi sinh sống của hàng nghìn động vật ở dưới nước.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết những lợi ích và tác hại của du lịch. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Thành Tín, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!
Xem thêm: Công ty Tư vấn & Dịch vụ Du học CHD TP.Hồ Chí Minh | Trung thực là sự sống còn của công ty
Du học ở các nước tiên tiến luôn là một trong những ước mơ của giới trẻ. Cuộc sống tự do, độc lập, và hơn thế nữa là không khí xã hội và học tập hoàn toàn khác, hứa hẹn nhiều điều lý thú. Tuy nhiên, đi du học ở một môi trường hoàn toàn mới lạ, xa quê hương cũng đi kèm với những bất lợi nhất định.
=> Theo bạn đi du học hàn quốc có tốt không?
Khó khăn đầu tiên phải kể đến khi đi du học là chi phí cao. Đối với những sinh viên du học theo diện học bổng toàn phần có thể tương đối yên tâm do mức học bổng của các nước thường bao gồm học phí và sinh hoạt phí ở mức có thể đủ để trang trải cho cuộc sống. Tuy nhiên, đối với những sinh viên du học theo diện tự túc mà không hề nhận được bất kỳ sự hỗ trợ kinh tế nào từ các tổ chức sẽ phải tự xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể để có thể theo học cho đến cùng. Chi phí cho việc đi lại, nơi ăn chốn ở có thể sẽ rất đắt đỏ tùy thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau. Chính vị vậy vấn đề chi tiêu hợp lý để đảm bảo được yêu cầu số một là học tập cần phải đặt lên hàng đầu.
Rào cản ngôn ngữ cũng là khó khăn lớn đối với sinh viên du học. Nhiều sinh viên có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt ở nước nhà nhưng vì chưa có môi trường giao tiếp nên không tránh khỏi bỡ ngỡ khi tiếp thu bài giảng, giao tiếp, sinh hoạt. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, nhiều sinh viên mới đầu cảm thấy chản nản khi rơi vào tình trạng “họ nói mình không hiểu gì”, từ đó ảnh hưởng tới kết quả học tập. Phải mất một thời gian học tập, làm quen thì các bạn mới có thể bắt nhịp được với cuộc sống, thời gian đó ngắn dài tùy thuộc vào trình độ, khả năng và sự nỗ lực của mỗi người.
=> Khi đi du hoc han quoc can dieu kien gi?
Bên cạnh đó, sống ở một đất nước khác, xa quê hương, xa gia đình có thể làm bạn cảm thấy nhớ nhà, gia đình và bè bạn và tất nhiên nếu có bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào ở quê nhà, cũng rất khó để bạn có thể trở về ngay lập tức. Bạn cũng sẽ phải tự xoay sở để có thể sống, học tập và làm việc tốt, phải tự chăm sóc bản thân và học tính tự lập.
Khó khăn là vậy, song không ai có thể phủ nhận được sức hấp dẫn cũng như những lợi ích mà việc du học mang lại. Hầu hết các du học sinh khi tham gia học tập tại các nước có nền kinh tế phát triển đều được tham gia vào môi trường học tập với những điều kiện học tập tương đối tốt. Điều này giúp bạn có cơ hội để tiếp cận với những kỹ thuật và khoa học tiên tiến một cách dễ dàng thông qua các trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại.
Được tiếp xúc với một nền văn hóa mới với những nét độc đáo riêng sẽ giúp bạn mở mang nhiều kiến thức. Bạn sẽ không chỉ học tập được những kiến thức chuyên môn mà còn biết thêm nhiều điều về văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của đất nước sở tại. Sự khác biệt về văn hóa sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn mới mẻ, làm giàu thêm cách suy nghĩ cũng như vốn sống của bản thân. Việc tiếp cận và học hỏi từ văn hóa và con người của đất nước bạn tới du học sẽ không chỉ giúp bạn nâng cao vốn ngoại ngữ mà còn mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong công việc sau này.
Sau khi du học bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ bên cạnh những kiến thức chuyên môn. Chính vì vậy cơ hội du học luôn là niềm mơ ước của những bạn trẻ năng động, ham học hỏi và sẵn sàng khám phá những chân trời mới của tri thức nhân loại.
=> Đi du học hàn quốc vừa học vừa làm có những lợi ích gì?
Lời khuyên này không mới nhưng chắc chắn không bao giờ thừa. Để có thể hạn chế những rủi ro không đáng có, cha mẹ học sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chon một cơ sở tư vấn du học đáng tin cậy để gửi gắm tương lai của con em của mình. Đồng thời, các gia đình nên tìm kiếm và kiểm tra thông tin về cơ sở giáo dục ở nước ngoài mà con em mình sẽ theo học từ nhiều nguồn khác nhau (trang mạng của trường, những người đã theo học, đại sứ quán...) để chắc chắn về tính pháp lý của tổ chức, tính pháp lý của chương trình đào tạo, của bằng cấp mà con em mình sẽ được nhận sau khi hoàn thành việc học tập. Nếu có thắc mắc gì về du học, hãy liên hệ với công ty CHD để được tư vấn miễn phí nhé!
Công Ty Tư Vấn Du Học Và Đào Tạo CHD VP Hà Nội: 217 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân Hotline: 19006027 – 0975.576.951 – 0913.839.516 Tel: (024) 6.2857.931 —————————————————————— VP Hồ Chí Minh: 2/79 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình Hotline: 0913.134.293 – 0973.560.696 Tel: (028) 7.3019.686 Email: [email protected] Website: duhocchd.edu.vn Facebook: facebook.com/TuVanDuHoc.CHD
Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện, phải đi làm trên chặng đường quá xa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hay dẫn đến đổ vỡ hôn nhân của người lao động.
Huyết áp tăng đột biến và sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng
Theo một nghiên cứu đăng trên thư viện Y khoa Mỹ, trong các bài kiểm tra sức khỏe của những người thường xuyên phải đi lại trên quãng đường hơn 30 km có huyết áp cao hơn và sức khỏe tim mạch thấp hơn. Căng thẳng do tham gia giao thông và ngồi nhiều, ít vận động trong nhiều giờ có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
Một bài viết trên tạp chí Y tế dự phòng Mỹ cho hay, đi làm hàng ngày trên đoạn đường dài là một trong những nguồn căng thẳng mạn tính liên quan đến huyết áp, mệt mỏi và các tác động tiêu cực khác của sức khỏe thể chất hoặc tinh thần.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) ngập nặng, gây ùn tắc giao thông, ngày 3/6/2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Trở nên ủ rũ và dễ tức giận hơn
Tắc đường là tình trạng phổ biến khi tham gia giao thông ở các thành phố lớn. Bị muộn giờ, đứng đợi vì tắc đường khiến tâm trạng chúng ta tồi tệ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm ở người tham gia giao thông.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kinh tế công cộng (Mỹ), có mối liên hệ giữa tắc đường và gia tăng bạo lực gia đình. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, vào các buổi tối, khi hai đường cao tốc chính của Los Angeles bị tắc nghẽn nghiêm trọng, tỷ lệ bạo lực gia đình tăng khoảng 9%.
Đường đi làm dài khiến bạn kiệt sức và có thể từ chối những lời mời gặp gỡ. Những người thường xuyên mất hơn 20 phút để đi lại ít có khả năng đi thăm bạn bè, gia đình và tập thể dục hơn, theo một nghiên cứu năm 2008, được công bố trên tạp chí Y học dự phòng Mỹ.
Mối liên hệ giữa quãng đường đi làm dài và mức độ tiếp xúc xã hội giảm nhiều hơn đối với những người đi làm trên 90 phút. Ngược lại, theo một cuộc khảo sát với 1.000 nhân viên Mỹ, khi được linh hoạt lựa chọn nơi làm việc trong đại dịch giúp họ gần gũi với gia đình hơn.
Hơn một nửa (58%) cho biết, lợi ích lớn nhất của việc không đi làm là có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Một số lợi ích khác là nằm trên giường lâu hơn (30%), hoàn thành nhiều việc nhà hơn trước khi bắt đầu làm việc (14%) và có nhiều cơ hội tập thể dục hơn (8%).
Một nghiên cứu năm 2019 trên hơn 25.000 người lao động ở Hàn Quốc cho thấy thời gian đi làm kéo dài, kết hợp với thời gian làm việc dài, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ.
Nghiên cứu kết luận rằng nếu một chặng đường đi làm dài hơn 60 phút sẽ khiến nhân viên ngủ ít hơn vào các ngày trong tuần. Vì thiếu ngủ, các hoạt động và năng suất làm việc của họ bị ảnh hưởng vào ngày hôm sau.
Ngày càng không hài lòng với công việc
Hành trình dài và vất vả khi đi làm có thể khiến bạn bất mãn. Nghiên cứu về đi lại và sức khỏe, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Tây Anh Quốc, Bristol, trên 26.000 người, từ năm 2009 đến 2015 cho thấy, cứ thêm 10 phút trên đường đi làm, nhân viên giảm 19% tổng thu nhập cá nhân.
Phụ nữ có quãng đường đi làm dài có mức độ không hài lòng với công việc cao hơn nam giới. Nguyên nhân do họ phải giải quyết các trách nhiệm trong gia đình và chăm sóc con cái, gây ra những áp lực về thời gian.
Vợ chồng xa nhau trong khoảng thời gian dài trong ngày có thể rạn nứt tình cảm.
Để tìm ra điều này, nhà địa lý xã hội Thụy Điển Erika Sandow đã lập bản đồ tác động của việc đi lại đường dài đối với các cặp vợ chồng đã kết hôn, bằng cách xem xét dữ liệu của hơn 2 triệu người, từ 1995-2005.
Bà phát hiện ra những người đi làm đường dài có nguy cơ ly hôn cao hơn 40% so với những cặp đi làm gần. Tuy nhiên, nguy cơ này cao nhất ở năm đầu hôn nhân. Nếu họ quen với việc phải đi chặng dài để đến nơi làm việc trong hơn 5 năm, khả năng li hôn chỉ cao hơn 1% so với những đôi bình thường khác.
Di chuyển bằng xe máy đến nơi làm việc, bạn sẽ phải hít trực tiếp khói bụi ngoài đường trong thời gian dài. Dù ngồi ôtô, bạn vẫn có nguy cơ hít phải có hạt bụi siêu mịn.
Một nghiên cứu trên tạp chí Môi trường khí quyển ước tính 33-45% người dân Los Angeles (Mỹ) tiếp xúc với bụi siêu mịn trong thời gian di chuyển trên đường. Bụi siêu mịn là nguyên nhân gây viêm phổi và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ở Việt Nam, tỉ lệ người tiếp xúc với bụi siêu mịn có thể còn cao hơn, khi ô nhiễm môi trường không khí ở một số thành phố lớn thường xuyên trong mức báo động đỏ.