CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Cần chuẩn bị gì khi đi khám sức khỏe lái xe?

Kiểm tra sức khỏe lái xe bao gồm nhiều hạng mục nhưng khá cơ bản để đánh giá sức khỏe chung của người đăng ký lái xe có đảm bảo lái xe an toàn hay không. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Trong mẫu giấy khám sức khỏe bạn cũng phải lưu ý những điều sau:

Việc sử dụng ảnh trong quá trình khám sức khỏe và đăng ký thi bằng lái xe là không đeo kính, tóc không che tai, không che lông mày và áo phải cài cúc. Các thông tin trên giấy đăng ký lái xe và thông tin khám sức khỏe phải giống nhau.

Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe ô tô hạng B2 phải sử dụng đúng mẫu do Sở Giao thông vận tải quy định. Ngoài ra, bạn cần phải khám tại các bệnh viện y tế có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để tránh trường hợp hồ sơ không hợp lệ tránh mất thời gian khám bệnh và chuẩn bị.

Nhìn chung, yêu cầu về sức khỏe để thi bằng lái xe không quá khắt khe. Nếu sức khỏe bình thường thì không cần quá lo lắng khi đi khám, quan trọng là bạn phải chuẩn bị đầy đủ và đúng hồ sơ. Hiện nay các trung tâm học lái xe cung cấp dịch vụ trọn gói bao gồm khám sức khỏe tại trung tâm liên kết giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Ngoài ra kết quả khám sức khỏe bằng lái xe có thời hạn cụ thể là bạn không nên đi khám sớm để tránh hết hạn hoặc bảo lưu thi trong thời gian dài, bạn phải đi khám sức khỏe thêm lần nữa.

Tại sao cần giấy khám sức khỏe lái xe?

Trên thực tế, người lái xe phải luôn di chuyển, có khả năng và sự nhanh nhẹn để đối phó với các tình huống bất ngờ trên đường. Nếu bạn không đủ sức khỏe và các yếu tố cần thiết thì có thể gây nguy hiểm khi lái xe. Ví dụ những trường hợp không đủ điều kiện để được cấp phép như người không đủ thị lực, không đủ tay chân, có bệnh lý thần kinh nghiêm trọng,...

Hơn nữa, theo đánh giá của ngành Y tế và ngành Giao thông - Vận tải, lái xe là nghề thường xuyên phải di chuyển, cần tập trung cao, tiếp xúc với nhiều người, dễ lây lan dịch bệnh nên định kỳ 6 tháng/lần (tài xế lái ô tô chở người từ 40 chỗ ngồi trở lên) phải đi khám sức khỏe.

Các tài xế phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế để loại trừ các trường hợp sử dụng ma túy. Đây là giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông. Vì những lý do trên, việc khám sức khỏe lái xe hiện nay được thực thi nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Đây cũng là giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị khi đăng ký thi bằng lái xe B2.

Khám sức khỏe là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo bạn đủ sức khỏe để lái xe an toàn theo quy định. Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể bắt buộc người lái xe phải khám sức khỏe trước khi sát hạch lái xe các hạng yêu cầu. Để đăng ký khám, bạn nên đến bệnh viện đủ điều kiện, đăng ký khám theo mẫu yêu cầu.

Đối với giấy phép lái xe hạng B2, nội dung khám bắt buộc gồm khám hô hấp, khám tim mạch, tai mũi họng, thị lực, thần kinh/tâm thần, cơ xương khớp, nội tiết, thai sản, phiếu xét nghiệm sinh hóa âm tính với chất kích thích,... Đối với mỗi hạng mục kiểm tra trên, trung tâm y tế sẽ xác nhận tình trạng sức khỏe của bạn và cuối cùng xác định xem bạn có đủ điều kiện để đăng ký học và thi bằng lái xe hay không.

Một số trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe để cấp giấy phép lái xe như: Không đủ thị lực, không đủ tay chân, mắc bệnh thần kinh, dương tính với các chất kích thích thần kinh,... Kết quả khám sức khỏe đảm bảo là một trong những giấy tờ quan trọng để đăng ký thi sát hạch lái xe.

Điều kiện khác ngoài giấy khám sức khỏe khi đăng ký thi sát hạch lái xe B2 là: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, có CCCD/CMND còn hiệu lực, đủ năng lực hành vi và pháp luật. Khi đăng ký cấp giấy phép lái xe hạng B2 cũng như các hạng khác phải nộp hồ sơ kèm theo giấy khám sức khỏe đủ điều kiện.

Chi phí khám sức khỏe lái xe bao nhiêu?

Chi phí khám sức khỏe lái xe tại các cơ sở y tế chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/lần khám. Khi đăng ký khám bạn sẽ nhận được thông tin về gói khám và chi phí đã được công bố theo quy định.

Nhiều người cho rằng mua giấy khám sức khỏe lái xe để không mất thời gian đi khám. Tuy nhiên, đây là hành vi mua bán bất hợp pháp và sẽ không được trung tâm đào tạo lái xe chấp nhận. Vì tầm quan trọng của giấy chứng nhận sức khoẻ chứng minh rằng bạn có đủ khả năng điều khiển và phản xạ khi tham gia giao thông. Điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho chính bạn, người thân và những người đi xe khác.

Giấy khám sức khỏe là một trong những giấy tờ khá quan trọng trong các trường hợp như: thi bằng lái xe, xin việc,... Vậy giấy khám sức khỏe lái xe được quy định như thế nào? Cần chuẩn bị những gì trước khi khám?

Cần chuẩn bị những gì khi đi khám sức khỏe lái xe?

Khám sức khỏe lái xe gồm nhiều danh mục khám nhưng khá cơ bản nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe chung của người đăng ký có đảm bảo để lái xe an toàn hay không. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Ảnh 4×6 để dán vào giấy khám sức khỏe giống với ảnh khi đăng ký học lái xe.

- Có thể khám sức khỏe lái xe tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước.

Lưu ý: ảnh khi khám sức khỏe và đăng ký thi bằng lái xe không được đeo kính, tóc không che tai, che lông mày và cần phải cài khuy áo. Thông tin trên các loại giấy tờ đăng ký cấp bằng lái xe và thông tin khám sức khỏe phải đồng nhất.

Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe cần phải sử dụng đúng mẫu được Bộ Giao thông vận tải quy định. Ngoài ra, bạn cần khám tại các cơ sở y tế có thẩm quyền để được chấp nhận hồ sơ, tránh hồ sơ không hợp lệ gây mất thời gian và quy trình khám bệnh.

Nhìn chung, điều kiện khám sức khỏe để thi bằng lái xe hạng không quá khắt khe. Hiện nay các trung tâm học lái xe, thi bằng lái xe thường cung cấp gói dịch vụ đầy đủ, bao gồm khám sức khỏe tại cơ sở liên kết giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.

Thông thường, kết quả khám sức khỏe bằng lái xe sẽ có thời hạn nhất định, do đó bạn không nên đi khám sớm để tránh hết hạn hoặc nếu bảo lưu hồ sơ thi trong thời gian dài sẽ cần khám sức khỏe lại để bổ sung vào giấy khám đã hết hạn.

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài: (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ Thống để được hỗ trợ nhanh chóng.

Xem thêm các gói khám thông tư 14 tại Hệ thống Phòng Khám.

Theo ghi nhận tại bộ phận tiếp nhận cấp, đổi GPLX tại Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát TTHC tỉnh, có nhiều trường hợp sau khi kiểm tra, hồ sơ chưa đủ điều kiện để tiếp nhận, trong đó có vấn đề về giấy khám sức khỏe của người lái xe, dẫn đến tình trạng người dân phải bỏ thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ liên quan đến giấy khám sức khỏe của người lái xe.

Những giấy tờ cần có khi đổi giấy phép lái xe

Theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã quy định về thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau:

Người lái xe lập 1 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu; Hồ sơ GPLX gốc, bản sao GPLX (nếu còn Giấy phép lái xe) và Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người chuyển đổi GPLX hạng A4, giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 (ba) tháng bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET;

c) Trường hợp tách GPLX có thời hạn và không thời hạn.

Người dân đến làm thủ tục đổi giấy phép lái xe.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Ai phải đi khám sức khỏe khi cần đổi bằng lái

Theo thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 khi đổi bằng lái không cần phải có giấy khám sức khỏe; Người có GPLX hạng A4, GPLX ô tô còn thời hạn sử dụng trên 3 tháng đổi từ loại giấy bìa sang thẻ nhựa không cần phải có giấy khám sức khỏe

Khi đổi giấy phép lái xe ô tô các hạng (từ hạng B, C, D, E, F...) thì trong hồ sơ xin cấp đổi phải có giấy khám sức khỏe, bất kể GPLX còn thời hạn sử dụng hay không. Trường hợp tách giấy phép lái xe (có thời hạn và không thời hạn) thì cũng không cần giấy khám sức khỏe;

Mọi trường hợp đổi lại giấy phép lái xe ô tô các hạng đều phải có giấy chứng nhận sức khỏe.

Như vậy, khi đổi giấy phép lái xe máy (hạng A1, A2, A3) người dân sẽ không cần giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đổi giấy phép lái xe ôtô, người dân sẽ cần giấy khám sức khỏe.

Những lưu ý về giấy khám sức khỏe khi đổi bằng lái

Hiện thời hạn sử dụng giấy khám sức khỏe của người lái xe được quy định không quá 06 tháng kể từ ngày khám sức khỏe và được cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe lái xe.

Người đổi bằng lái xe phải khám sức khỏe đổi giấy phép lái xe tại một trong các cơ sở y tế có thẩm quyền sau đây: Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, BVĐK khu vực; Bệnh viện đa khoa cấp Quận, huyện, thành phố; Bệnh viện Đa khoa tư nhân; Phòng Khám Đa khoa có đủ điều kiện (do Sở Y tế tỉnh, TP thuộc Trung ương công bố danh sách đủ điều kiện).

Thời hạn sử dụng giấy khám sức khỏe của người lái xe được quy định không quá 06 tháng kể từ ngày khám sức khỏe.

Ngoài ra, để đổi giấy phép lái xe trực tuyến mức độ 4 (nhận GPLX tại nhà) trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch công của Bộ GTVT thì cần phải có giấy khám sức khỏe điện tử hoặc giấy được chứng thực điện tử. Tức là, người đổi bằng phải đi khám tại: Bệnh viện có hỗ trợ cấp giấy khám sức khỏe điện tử; Bệnh viện có liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe với Sở GTVT.

Nếu bệnh viện không hỗ trợ cả 2 loại như trên thì sau khi khám và được bệnh viện cấp giấy khám sức khỏe thì đến UBND phường, xã để chứng thực điện tử giấy này./.

Phòng Quản lý phương tiện và người lái, Sở GTVT Quảng Ngãi.