Suy thoái (tiếng Anh: Recession) là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô căn bản. Thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến và hay được nhắc tới trong thời gian gần đây.

Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế là gì?

Định nghĩa suy thoái kinh tế nêu trên cũng một phần cho thấy tình trạng này xuất hiện khi có sự tụt giảm về hoạt động kinh tế nói chung và GDP nói riêng. Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế còn được biểu hiện qua một số dấu hiệu cụ thể như sau:

Suy thoái kinh tế ngành nào hưởng lợi?

Có thể thấy, khi nền kinh tế suy thoái, cung và cầu đều sụt giảm, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng do không đủ nguyên liệu sản xuất, không bán được hàng, giảm doanh thu… Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực không thể cắt giảm hoàn toàn cho dù kinh tế kiệt quệ đến đâu. Đó chính là y tế và năng lượng.

Trong khi chỉ số các ngành đều đỏ lửa trên bảng điện thì số liệu của ngành y tế và năng lượng lại ít có sự sụt giảm, đứng im hoặc xanh. Vì là lĩnh vực đặc thù không thể cắt giảm nên các doanh nghiệp y tế và năng lượng không chịu ảnh hưởng nặng nề do suy thoái.

Như vậy, kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì? Trong điều kiện kinh tế suy thoái, mọi người đều thu hẹp hoặc cắt giảm đầu tư, vẫn có một số lĩnh vực hưởng lợi, nhà đầu tư nên cân nhắc như sau:

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Những lĩnh vực bị ảnh hưởng khi suy thoái kinh tế là gì? Khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề đều chịu ảnh hưởng không tốt:

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh có nghĩa là Economic Recession.

Trong khi chính phủ các quốc gia sẽ tìm cách để đối phó với tình trạng suy thoái, mỗi cá nhân hay nhà đầu tư cũng cần có sự phòng vệ cho riêng mình để đảm bảo túi tiền không bị ảnh hưởng.

Những gì nhà đầu tư cần làm là: Tránh mắc nợ lúc này, Điều chỉnh cách chi tiêu, Đừng tìm cách đoán thị trường và đừng quên là nên dự trữ nhiều tiền mặt.

Chu kỳ suy thoái kinh tế đề cập đến tính lặp lại theo thời gian giữa các lần suy thoái kinh tế. Ví dụ, trung bình cứ 10 năm thì suy thoái kinh tế sẽ diễn ra một lần.

Ở góc độ vi mô, các cuộc suy thoái dường như không mấy thể hiện sức ảnh hưởng một cách rõ ràng, ở góc độ vĩ mô, hậu quả của suy thoái lại hoạt động theo cách ngược lại.

Khi suy thoái là một sự kiện tất yếu mang tính chu kỳ của bất kì quốc gia nào, việc hiểu suy thoái kinh tế là gì cũng như những ảnh hưởng đi kèm của các đợt suy thoái có thể giúp bạn sẵn sàng hơn để đối phó với bất cứ khó khăn nào trong tương lai.

Tham gia Cộng đồng We’re Marketer để thảo luận các chủ đề về Marketing và Business tại: Link

Mối quan hệ giữa Suy thoái và chu kỳ kinh doanh (Business Cycle) là gì?

Chu kỳ kinh doanh là khái niệm mô tả cách thức một nền kinh tế sẽ luân phiên giữa giai đoạn phát triển và giai đoạn suy thoái. Ở thời kỳ đầu của chu kỳ, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bền vững và lành mạnh.

Khi nền kinh tế già đi, giá trị tài sản tăng nhanh hơn và nợ ngày càng nhiều hơn, tại một thời điểm nhất định trong chu kỳ, sự phát triển kinh tế sẽ bị chệch hướng, bong bóng tài sản bùng nổ, thị trường chứng khoán sụp đổ, nền kinh tế chính thức đi vào thời kỳ suy thoái.

Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế

Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế vẫn đang là vấn đề được các nhà lý thuyết và người làm chính sách tranh luận. Mặc dù đa số đều đồng tình rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh theo chu kỳ và những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tranh luận khác diễn ra giữa các học thuyết kinh tế để tìm ra nguyên nhân thực sự, cụ thể như sau:

Phân biệt Suy thoái và Khủng hoảng.

Trong khi đều là các thuật ngữ dùng để chỉ một sự sụt giảm nào đó, Suy thoái mang những ý nghĩa khác so với Khủng hoảng.

Theo NBER (Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ), Mỹ đã trải qua 34 lần suy thoái kể từ năm 1854 và chỉ có 5 lần xảy ra kể từ năm 1980.

Theo IMF, Khủng hoảng (Depression) mang ý nghĩa nặng hơn so với Suy thoái (Recession), tỷ lệ mất việc cao hơn, GDP giảm mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và cần nhiều thời gian phục hồi hơn.

Mặc dù các chuyên gia kinh tế cũng không có những sự phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này, Khủng hoảng là thuật ngữ được sử dụng khi nền kinh tế trở nên kiệt quệ hơn.

Một số góc nhìn mới về khái niệm Suy thoái và Suy thoái kinh tế trong năm 2022.

Trong khi suy thoái được xem là “sự suy giảm đáng kể của một nền kinh tế và kéo dài trong một khoảng thời gian ít nhất và từ vài tháng”, bên cạnh đó là sự sụt giảm đột ngột (ít nhất là 2 quý liên tiếp) của GDP.

Một quan điểm mới đây của FED (Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ) cho rằng: “Nếu bạn muốn hiểu suy thoái (recession) thực sự có nghĩa là gì, thì đó là sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau, kéo dài hơn một vài tháng cùng với một loạt các thử nghiệm kiểm chứng cụ thể khác.”

Điều này có nghĩa là, nếu như trước đây khi tình trạng GDP sụt giảm kéo dài, một cuộc suy thoái kinh tế dường như đã được báo hiệu, “sự suy giảm trên diện rộng trên nhiều ngành nghề khác nhau” là dấu hiệu khác cho thấy rằng một nền kinh tế nào đó có đang bị suy thoái hay không.

Dấu hiệu suy thoái kinh tế là gì?

Nền kinh tế suy thoái thường có dấu hiệu gì? Làm thế nào để nhận biết? Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế có rất nhiều, tuy nhiên chúng không xuất hiện đồng loạt trong tất cả các kiểu suy thoái. Dưới đây là những dầu hiệu thường gặp nhất.

Đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve được nhiều nhà kinh tế sử dụng để dự đoán suy thoái kinh tế. Đây là đường cong thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Lạm phát đã khiến đường cong này thay đổi, cụ thể:

Ví dụ: Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ gần đây nhất thể hiện rõ rệt qua đường cong lãi suất trái phiếu có dầu hiệu đảo ngược, tăng trưởng kinh tế giảm. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh, lãi suất trái phiếu ngắn hạn lại cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.

Khi nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thay đổi trong hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động các ngân hàng. Chính sách cho vay được thắt chặt, điều kiện cho vay khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn.

Các ngân hàng làm như vậy vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không đủ vốn duy trì hoạt động, số lượng khách hàng giảm, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí đình trệ và phá sản.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, vật giá leo thang, xung đột và chiến tranh xảy ra, tâm lý mọi người sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Thời gian dài, nhu cầu thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Suy thoái kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lúc này, việc cắt giảm nhân viên, giảm lương có thể được áp dụng. Số lượng người thất nghiệp tăng lên, lương giảm mà chi tiêu tăng do lạm phát khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Nợ xấu không dừng lại ở cá nhân mà còn có thể xảy ra với Chính phủ. Tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất khiến Chính phủ phải đi vay của quốc gia khác. Nếu nền kinh tế không chuyển biến tốt thì khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu của quốc gia.

Nền kinh tế phát triển không tốt, các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng cắt giảm người lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thế mà gia tăng. Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.

Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó kéo theo GDP quốc nội giảm. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Ngoài 5 yếu tố trên, khi xác định nền kinh tế có bị suy thoái hay không còn dựa vào 2 chỉ số sau: