Đấu trường nhạc Việt – Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca Trữ tình & Bolero là cuộc thi nhằm tìm kiếm những tài năng âm nhạc cho hai dòng nhạc Dân ca Trữ trình và Bolero.

STK: 097 222 866 Ngân hàng VIB. Chủ tài khoản: CTCP GT VA TT BH MEDIA VN

4. Cách thức đăng ký tham gia cuộc thi:

Cách 2: Gửi thông tin qua số zalo: 0987 98 2220 | 0978 48 3331 bao gồm: Họ tên, Địa chỉ, Giới tính, Năm sinh, Số điện thoại (zalo), Mô tả công việc hiện tại, Ảnh nghệ thuật hoặc chân dung, Dòng nhạc dự thi, Khu vực dự thi, Tiết mục đăng ký dự thi (dự kiến).

Cách 3: Điền vào đơn đăng ký dự thi: Họ tên, Địa chỉ, Giới tính, Năm sinh, Số điện thoại (zalo), Mô tả công việc hiện tại, Ảnh nghệ thuật hoặc chân dung, Tiết mục đăng ký dự thi, Dòng nhạc dự thi, Khu vực dự thi về chương trình theo địa chỉ: Trung tâm Đấu Trường Nhạc Việt. Đ/c: P102 – Số 162 – Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội số điện thoại người nhận: 0987 98 2220 | 0978 48 3331.

Cách 4: Gọi điện theo số 0987 98 2220 | 0978 48 3331 để được hướng dẫn.

V. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN DỰ THI

Thời gian diễn ra Vòng sơ khảo dự kiến vào tháng 11/2024 tại 3 địa điểm:

Thời gian diễn ra Vòng bán kết dự kiến vào tháng 03/2025 tại Thủ đô Hà Nội.

Thời gian diễn ra Vòng chung kết dự kiến vào tháng 5/2025 tại thủ đô Hà Nội và phát sóng TRỰC TIẾP trên KÊNH VTC3 – VTCNow.

Thời gian nhận hồ sơ dự thi tới hết ngày 15 tháng 10 năm 2024.

Được hướng dẫn hoàn tất thủ tục tham gia cuộc thi.

Có thể lựa chọn dự thi 02 dòng nhạc và ưu tiên tiết mục ở dòng nhạc dự thi có điểm cao nhất tại vòng sơ khảo.

Được các Danh ca, nghệ sĩ, ca sĩ trong hội đồng giám khảo trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật hát, cách phát âm nhả chữ,… cũng như thả hồn vào ca khúc mình sẽ dự thi tại vòng Bán kết, và vòng Chung kết.

Được tư vấn chọn ca khúc dự thi phù hợp với chất giọng của mình.

Được tập luyện hoàn toàn miễn phí với HLV trong vòng Bán kết.

Được tập luyện hoàn toàn miễn phí với HLV trong vòng Chung kết.

Được hỗ trợ truyền thông sau đăng quang.

Được tham gia show cùng các Danh ca nghệ sĩ theo chương trình của BGK.

VII. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG CỦA CUỘC THI

Giải Quán quân: 01      (Giá trị giải thưởng 250 triệu).

Giải Á quân: 02            (Giá trị giải thưởng 150 triệu).

Giải Nhất: 01                 (Giá trị giải thưởng 80 triệu).

Giải Nhì: 02                   (Giá trị giải thưởng 40 triệu/1 giải).

Giải Ba: 02                    (Giá trị giải thưởng 20 triệu/1 giải).

Giải Tư: 02                     (Giá trị giải thưởng 10 triệu/1 giải).

Giải Quán quân: 01      (Giá trị giải thưởng 250 triệu).

Giải Á quân: 02            (Giá trị giải thưởng 150 triệu).

Giải Nhất: 01                 (Giá trị giải thưởng 80 triệu).

Giải Nhì: 02                   (Giá trị giải thưởng 40 triệu/1 giải).

Giải Ba: 02                    (Giá trị giải thưởng 20 triệu/1 giải).

Giải Tư: 02                     (Giá trị giải thưởng 10 triệu/1 giải).

Giải Triển vọng: 02 (Giá trị giải thưởng 10 triệu/1 giải).

Các thí sinh chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính pháp lý của ca khúc mà mình dự thi. Mọi sự tranh chấp về bản quyền, tác quyền thuộc về trách nhiệm của thí sinh. Ban tổ chức chỉ hỗ trợ tư vấn theo từng trường hợp, từng công đoạn phù hợp khả năng của Ban tổ chức khi thí sinh cần.

BTC có quyền sử dụng toàn bộ hình ảnh, bản ghi âm, bản ghi hình các phần thi của thí sinh các vòng thi để phục vụ công tác truyền thông cho thí sinh cũng như cho cuộc thi.

Các thí sinh vi phạm quy chế sẽ bị tước bỏ danh hiệu, thu hồi giải thưởng nếu thí sinh đăng quang.

Ban tổ chức không giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện (của thí sinh và bất cứ cá nhân, tổ chức nào) về kết quả chuyên môn hoặc những vấn đề cá nhân phát sinh được đề nghị giải quyết theo quy định và pháp luật của Nhà nước.

Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về các thiệt hại vật chất cá nhân của các thí sinh và các thành phần tham dự cuộc thi. Ban tổ chức cũng không trả lại các hồ sơ, giấy tờ các thí sinh đã nộp để tham dự cuộc thi.

Ban tổ chức có quyền loại bất cứ cá nhân nào vì bất cứ lý do gì mà theo Ban tổ chức là không đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, hoặc do thí sinh có những hành vi, phát ngôn hay có những vấn đề cá nhân về đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng, phương hại đến uy tín của cuộc thi. Trong trường hợp này, thí sinh phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại nếu Ban tổ chức yêu cầu.

Tất cả các thí sinh tham gia cuộc thi phải tuân thủ yêu cầu và chịu sự điều động của Ban tổ chức (ví dụ như tham gia các hoạt động xã hội, các cuộc biểu diễn quảng bá…) mà không yêu cầu thù lao bồi dưỡng hoặc bất cứ điều kiện vật chất nào.

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề án tổ chức Đấu trường nhạc Việt – Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca Trữ tình & Bolero mùa thứ hai.

Trong quá trình diễn ra cuộc thi, BTC có thể điều chỉnh quy chế và thời gian cũng như khung định dạng chương trình để phù hợp với tình hình thực tế.

Thành phần hội đồng giám khảo cũng sẽ được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình diễn ra cuộc thi.

Những hồ sơ không hợp lệ BTC không đăng bài bình chọn. Thí sinh đăng ký dự thi tại đây.

Với người yêu mến thánh ca, những tên tuổi như Duy Thiên, Mi Trầm, Ân Ðức… đã trở nên quen thuộc, dù đó chỉ là bút danh hay nghệ danh của các vị linh mục - nhạc sĩ này. Và Thái Nguyên cũng là trường hợp tương tự.

Thái Nguyên là nghệ danh của cha Vinhsơn Võ Văn Thọ, hiện là giáo sư tại Đại Chủng viện Thánh Quí Cần Thơ, kiêm chánh xứ Cái Răng, một họ đạo nằm bao quanh chủng viện. Nhiều bài ca của ngài sử dụng trong phụng vụ rất đỗi quen thuộc, chẳng hạn lời ca “Thánh ý Ngài là gia nghiệp đời con, là tình yêu cho con ủ ấp, là ước mơ con thơ đi tìm…” (Gia nghiệp đời con), hay bài hát viết từ Thánh vịnh 50: “Nguyện xót thương con theo lòng nhân hậu của Chúa…”. Lễ Thánh Tâm hằng năm lại vang lên ca khúc: “Trái tim rực cháy qua bao đời là tình yêu Chúa, tình Ngài lớn lao cao vời tựa như đất trời” (Trái tim rực cháy). Dịp Giáng Sinh về, các ca đoàn, hội nhóm tập hát để ca mừng: “Chúa đã đến trong trần gian, Người sinh trong máng cỏ cơ hàn để cho con vui vầy hạnh phúc…” (Chúa đã đến). Những khúc ca này với giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng đã đi vào trái tim người hát, đồng thời cũng là một phương thức cầu nguyện. Cha khẳng định: “Nhạc dùng trong phụng vụ bắt nguồn từ Lời Chúa. Người nhạc sĩ phải cảm nghiệm sâu sắc, đối với tôi, viết nhạc bằng sự cảm nghiệm và chất liệu sống của mình. Là linh mục, mục đích khi sáng tác thánh ca còn giúp cộng đoàn hát và cầu nguyện với Chúa”. Vị linh mục nhạc sĩ đã viết không chỉ bằng trái tim mà còn làm việc nghiêm túc để mỗi tác phẩm ra đời, như cha chia sẻ “không phải để chóng qua hay đánh dấu sự có mặt của nhạc sĩ viết ở mảng này, mảng khác để rồi bài hát ví nôm na như mì ăn liền, khó tồn tại lâu, mà luôn làm sao nhằm truyền tải Lời Chúa cho mọi người”. Cha Thái Nguyên thường có giờ cầu nguyện riêng hằng ngày, suy gẫm Lời Chúa. Theo ngài, đó là dịp để ý tưởng khơi mào. “Nhiều bài hát hình thành sau thời gian dài nuôi dưỡng chủ đề. Mỗi ngày, mỗi ngày đều suy nghĩ, cầu nguyện…, đến lúc nào đó bất chợt, cảm hứng bột phát. Vậy là tranh thủ viết lại ngay” bởi những cảm xúc đó chỉ ập tới rồi lại qua đi trong thoáng chốc…

Niềm yêu thích sáng tác thánh ca của cha khởi đi từ những ngày còn làm chủng sinh. Mặt khác, cha tâm sự một trong những nguyên nhân thôi thúc bản thân học nhạc là để phục vụ. Thập niên 1980, cha đã được bề trên chủng viện lúc ấy là linh mục G.B Phạm Minh Mẫn (tức Đức Hồng y GB Phạm Minh Mẫn) sai đi đào luyện về âm nhạc và may mắn được đào tạo qua các lớp chuyên hòa âm, sáng tác, ca trưởng, nhạc cụ… dưới bàn tay của những bậc kỳ cựu như linh mục nhạc sư Tiến Dũng, linh mục nhạc sư Kim Long, Viết Chung, Hải Linh. Trở về, cha tập tành sáng tác để các chủng sinh có thể tập, nếu được duyệt thì sử dụng cho thánh lễ, mỗi tuần một bài đáp ca. Xuyên suốt ba năm, cha đã hoàn thành được tuyển tập Thánh vịnh, Đáp ca năm A, B, C được các ca đoàn giáo xứ trong Nam ngoài Bắc sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. “Nhờ ơn Chúa nên mọi việc trôi chảy!”, cha nói.

Năm 1997, nhạc sĩ Thái Nguyên được truyền chức linh mục. Ngài nhận bài sai đầu tiên về họ đạo Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Tại đây, cha chăm lo xây dựng xứ đạo và nỗ lực loan báo Tin Mừng. Dần theo thời gian, các ca khúc ra đời nhiều hơn, là thành quả của cả quá trình suy tư, chiêm nghiệm và xúc cảm thực tế khi làm mục vụ lẫn thời gian giúp xứ, song hành với bổn đạo. Tất cả được người nhạc sĩ ghi lại trong tâm hồn. Đến nay, cha có gần 900 bài hát.

Có hai điều dễ nhận ra trong những đứa con tinh thần cha kết dệt, trước hết là hơi hướng dân ca. Các ca khúc luyến láy rất tự nhiên, nhuần nhuyễn. Về điều này, cha lý giải có phần liên quan xuất thân gia đình, bởi ông cố là người rặt Nam bộ ở vùng Đồng Tháp Mười, còn bà cố lại gốc Bùi Chu: “Cha của tôi thì thích cải lương, ru con bằng những lời dân ca Nam bộ. Còn mẹ thì khác, trong tiếng ru mang hơi thở âm hưởng Bắc bộ. Những bài hát ru của cha mẹ vẫn còn in sâu theo tháng năm sau này. Có lẽ vì thế mà ảnh hưởng tới âm nhạc của tôi”. Mặt khác, cha cho biết thêm khi trẻ tuổi đã nghe nhiều bài hát dòng nhạc vào đời mà nhất là của cha nhạc sĩ Duy Thiên (linh mục Giuse Nguyễn Văn Thắng), nên càng có sự tác động… Bỏ qua phần nhạc, ca từ trong mỗi bài hát do cha Thái Nguyên viết y hệt những dòng tâm sự: “Xin cho con trở nên bé nhỏ để con dễ nghe tiếng Chúa, để con thấy Chúa hiện diện trong hết mọi biến cố đời con” (Tâm tình yêu mến); hoặc như triết lý cuộc sống: “Vẫn là một con người hôm qua nhưng đến hôm nay Chúa đổi thay nhiều lần” (Vẫn là…); có khi là sự ý thức thân phận mỏng giòn để biết khiêm tốn tin cậy và phó thác vào Đấng tạo thành: “Biến đổi đời con Chúa ơi!... Con sống trong Ngài tâm con luôn khát khao hoài một cuộc đời đổi mới Chúa ơi. Lòng còn ngủ say chưa đổi thay, tình đời trả vay vẫn còn đây, bao vấn vương này. Ngày ngày con sống niềm cậy trông nơi lòng nhân Chúa - nguồn sống mới đời con” (Biến đổi đời con). Cha Thái Nguyên kể đã kinh qua nhiều vai trò, sứ vụ: thời kỳ mới ra trường, phục vụ ở vùng truyền giáo rồi lại được bề trên gọi, cho du học tại Rome về tín lý, xong khóa học quay về giảng dạy tu đức trong Đại Chủng viện… Sự trải nghiệm thực tế trong từng giai đoạn đã làm thành chất liệu để âm nhạc thêm gần gũi hơn, dù có triết lý mà vẫn sát với nhịp đập cuộc sống.

Gặp cha trong căn phòng làm việc tại họ đạo Cái Răng, giữa không gian toàn những sách vở nhiều mảng âm nhạc, các sách suy niệm, tu đức, giáo dục nhân bản… Ngoài viết nhạc, những bài viết khác của ngài về các chủ đề giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn cũng hiện diện trên kệ sách các nhà sách Công giáo, đông đảo độc giả đón nhận. Với người nhạc sĩ 69 tuổi, âm nhạc giờ đây vẫn đang nuôi dưỡng những ý tưởng, tình cảm để mỗi bài nhạc đều là sự nghiêm túc, chỉn chu.

ÐK: Ngày [ G ] ấy Chúa cất [ Bm ] tiếng gọi khắp [ Em ] nơi, [ D7 ] ___ ngày [ G ] ấy Chúa dẫn [ G7 ] lối đi vào [ C ] đời [ E7 ] ___. Ngài [ Am ] muốn hết thế [ D7 ] giới được đón [ G ] nghe, loan tin [ E7 ] vui cùng nắm [ Am ] tay chung [ D ] xây trời đất [ Bb ] mới. [ C ] ___ [ D7 ] ___ Ngày [ G ] ấy Chúa cất [ Bm6 ] tiếng gọi khắp [ Em7 ] nơi, [ D7 ] ___ ngày [ G ] ấy đến với [ G7 ] Chúa đi vào [ C ] đời, cùng [ Cm ] bước dưới ánh sáng thành muối [ G ] men cho muôn [ Em7 ] dân thành chứng [Âm]nhân reo [ D7 ] vang mùa hồng [ G ] ân. [ G7 ] ___

1. Theo [ C ] ngài về muôn [ Am ] lối đi [ D7 ] hoài và đi [ G ] mãi, rắc [ Am ] gieo tiếng cười [ Bm ] thay than [ D ] van. [ G7 ] ___ Vì [ C ] xưa Ngài đã [ Am ] phán: Hãy loan cho người [ Em7 ] thế, rằng [ A ] vui, vui mừng [ D ] lên Ta đã [ Bb ] đến [ C ] ___ [ D7 ] ___

2. Ði [ C ] vào mừng đám [ Am ] cưới, đến [ D7 ] giường người hấp [ G ] hối, tới [ Am ] bên, bên người [ Bm ] mẹ Na - [ D ] im. [ G7 ] ___ Và [ C ] đi chiều hoang [ Am ] tím, tìm chiên lạc đêm [ Em7 ] tối, nằm [ A ] bên anh tội [ D ] nhân trên thập [ Bb ] gía. [ C ] ___ [ D7 ] ___

3. Ðến [ C ] cùng người thu [ Am ] thuế, đến [ D7 ] cùng người đánh [ G ] cá, đón [ Am ] nghe Mai đệ [ Bm ] liên kêu [ D ] ca. [ G7 ] ___ Vì [ C ] xưa Ngài đã [ Am ] phán: Rằng ai nghèo đau [ Em7 ] yếu, Ngài [ A ] kêu cho vào [ D ] ăn trong Tiệc [ Bb ] Thánh. [ C ] ___ [ D7 ] ___

4. Cho [ C ] dù trời mưa [ Am ] gíó, cho [ D7 ] dù trời băng [ G ] giá cứ [ Am ] đi với Ngài [ Bm ] trên đường [ D ] xa. [ G7 ] ___ Vì [ C ] xưa Ngài đã [ Am ] chết mà nay Ngài vẫn [ Em7 ] sống, ngày [ A ] mai trong hiển [ D ] vang Ngài lại [ Bb ] đến [ C ] ___ [ D7 ] ___