Tiêm phòng dại là cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người vì bệnh dại. Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường được truyền từ động vật sang người qua cắn hoặc liếm. Để đối phó với bệnh dại, việc tiêm phòng dại là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh trong trường hợp tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh.

Báo cáo khi bị động vật cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ

Nếu bạn bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm bệnh dại, hãy báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Họ sẽ xác định liệu bạn có cần tiêm phòng dại và hướng dẫn bạn về quy trình tiêm.

Giá tiêm phòng dại là bao nhiêu?

Vacxin phòng dại trên thị trường đa dạng về mẫu mã, nguồn gốc và giá cả nhưng vacxin của Pháp và Ấn Độ được các bệnh viện và trung tâm sử dụng.

Chi phí tiêm phòng dại dao động từ 220.000 – 350.000 đồng/liều và dựa vào mức độ trầm trọng của vết cắn, nhu cầu tiêm của khách hàng.

Để đảm bảo giá vắc xin phòng dại luôn ổn định, ngay cả trong những thời kỳ khan hiếm, bạn có thể tìm đến các địa điểm tiêm chủng uy tín để nhận sự tư vấn về phác đồ tiêm cũng như thông tin về mũi tiêm phù hợp cho việc tiêm phòng dại. Hai loại vắc xin phòng dại đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam có giá cả ổn định là:

Vắc xin Verorab 0,5ml (TB): 425.000 đồng;

Vắc xin Verorab 0,5ml (TTD): 300.000 đồng;

Vắc xin Abhayrab 0,5ml (TB): 325.000 đồng;

Vắc xin Abhayrab 0,5ml (TTD): 250.000 đồng.

Có nên tiêm vaccine phòng dại trước khi bị chó mèo cắn không?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, vaccine phòng dại tế bào thế hệ mới áp dụng tiêm phòng như các loại vaccine dịch vụ khác, tức là người dân hoàn toàn có thể tiêm phòng trước phơi nhiễm (chưa bị chó, mèo cắn). Đặc biệt, một số đối tượng có nguy cơ cao nên chủ động tiêm vaccine phòng dại trước:

Một số lưu ý khi tiêm phòng dại

Khi bạn cần tiêm phòng dại, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ:

Giải đáp: Chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền?

Việc chích ngừa mèo cắn, chó cắn hoặc động vật cắn chủ yếu là để phòng ngừa bệnh dại. Hiện nay, có nhiều loại vaccine phòng bệnh dại khác nhau nhưng các vaccine được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, trung tâm y tế về tiêm phòng chủ yếu đến từ Pháp, ví dụ như vaccine Verorab hoặc từ Ấn Độ, ví dụ như vaccine Abhayrab.

Đối với vấn đề chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền? Giá tiêm phòng dại nói chung có thể dao động từ 250.000 đến 350.000 đồng mỗi liều. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo vì chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vaccine, điều kiện vật chất của cơ sở y tế và tình trạng có khan hiếm thuốc hay không. Để có câu trả lời chính xác thì bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế tại địa chỉ mà bạn tiêm phòng nhé!

Giải đáp: Chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền?

Để ngăn ngừa nhiễm bệnh dại và giảm nguy cơ tử vong do bệnh dại, cách tốt nhất là tiêm vaccine theo phác đồ tiêm phòng dại. Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ dựa trên tình trạng vật nuôi gây ra vết cắn, tình trạng vết thương, lịch sử tiêm chủng của người bệnh…

Tiêm dự phòng trước khi phơi nhiễm

Nếu bạn là người có nguy cơ bị động vật cắn và phơi nhiễm bệnh dại cao, chẳng hạn như do tính chất công việc thì nên tiêm dự phòng trước phơi nhiễm. Phác đồ tiêm phòng trường hợp này bao gồm 2 mũi vaccine tiêm vào ngày 0 và ngày 7. Tùy thuộc vào mức độ rủi ro, bạn có thể được khuyến nghị làm xét nghiệm máu hoặc tiêm liều tăng cường trong vòng 3 năm sau 2 mũi đầu tiên.

Tiêm vaccine sau khi bị mèo, chó cắn

Nếu bị động vật cắn, trước tiên bạn cần làm sạch vết thương với xà phòng và nước rồi băng lại cẩn thận. Bước tiếp theo, bạn nên sớm đi khám tại bệnh viện nếu nghi ngờ mình có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh dại. Trường hợp vật nuôi chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ “lai lịch” của con vật gây ra vết cắn, bạn có thể cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, theo phác đồ sau:

Vì sao cần tiêm phòng bệnh dại khi bị mèo cắn?

Nhiều người lầm tưởng rằng mèo là vật nuôi dễ thương, nhỏ nhắn, mềm mại nên vết cào, cắn của chúng sẽ ít nguy hiểm hơn so với khi bị chó cắn. Tuy nhiên, sự thật là vết cắn của mèo ít phổ biến nhưng lại có nguy cơ gây nhiễm trùng cao hơn. Bởi vì răng của mèo dài và sắc nhọn nên khi mèo cắn có thể gây ra vết rách da hoặc vết thương bị thủng sâu hơn. Hơn nữa, mèo cũng là một trong những động vật có khả năng lây lan những căn bệnh nguy hiểm qua vết cắn, chẳng hạn như bệnh dại.

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra. Một người có thể mắc bệnh dại khi tiếp xúc với nước bọt của động vật nhiễm bệnh, chẳng hạn như qua vết cắn hoặc vết xước và không được chăm sóc y tế kịp thời, bao gồm cả tiêm vaccine chủng ngừa.

Khi virus dại tấn công hệ thần kinh, các triệu chứng có thể xảy ra sau khoảng vài ngày hoặc thậm chí đến vài năm kể từ khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt, đau đầu, nôn mửa… Sau đó, người nhiễm bệnh dại sẽ bị mê sảng (lú lẫn), ảo giác, sợ nước, mất ngủ, hành vi bất thường… có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Bệnh dại là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và không có cách nào điều trị khi đã có triệu chứng lâm sàng. Khi người bệnh lên cơn dại thì không thể cứu chữa được nữa. Do đó, việc chích ngừa khi bị mèo cắn hoặc chó cắn là rất quan trọng. Hiện đã có những loại vaccine mang lại khả năng miễn dịch đối với bệnh dại nếu người bệnh được tiêm ngay sau khi phơi nhiễm. Không những vậy, bạn cũng có thể tiêm dự phòng đối với bệnh dại (tiêm trước khi phơi nhiễm) nếu đang nuôi thú cưng hoặc làm công việc thường xuyên tiếp xúc với động vật.

Bị chó, mèo cắn bao lâu đi tiêm phòng thì có hiệu quả tốt nhất?

Khi bị chó mèo cắn được coi là một trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại khẩn cấp. Nạn nhân cần được rửa ngay vết thương bằng nước và xà phòng (hoặc các chất như dầu gội – sữa tắm), bôi các chất sát khuẩn như cồn – cồn iot và đến ngay các điểm tiêm chủng gần nhất để được các bác sỹ tư vấn tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Sau khi bị chó mèo cắn, cần nhanh chóng sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn sử dụng vaccine phòng dại.

Thời điểm tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu tiên sau khi bị chó mèo cắn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết thông tin bị chó cắn phải tiêm vaccine dại dẫn đến việc bị trễ, thì nên đi tiêm ngay khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại, TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi bị cắn, tuyệt đối không dùng các chất kích thích đắp vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit hoặc kiềm. Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

Bệnh dại là loại virus khiến 100% người mắc tử vong.

Cả nước có 44 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm đến nay, tăng 30% so với cùng kỳ 2023, theo thống kê công bố ngày 17/6 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài ra, hơn 96.000 người bị chó mèo cắn, cào, phải điều trị dự phòng.

Dại là bệnh do nhiễm virus cấp tính tấn công hệ thống thần kinh trung ương, lây từ động vật sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt chứa virus dại. Khi khởi phát triệu chứng, người bệnh nguy cơ tử vong 100%.

Bệnh chưa có thuốc đặc hiệu, vaccine và huyết thanh kháng dại là biện pháp điều trị dự phòng duy nhất. Tuy vậy, theo BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, nhiều người bị chó, mèo cắn nhưng không tiêm ngừa dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus, phát bệnh dại.

Người tiêm vaccine dại tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Vật nuôi cắn là chuyện thường ngày

Bà Tây (62 tuổi) ngụ tại vùng quê Bình Thuận. Bà và những người hàng xóm thường gặp trường hợp bị chó, mèo cắn nhưng không ai nghĩ cần đi tiêm phòng, coi vết cắn như vết thương hàng ngày. Nếu vết thương chảy máu, bà chỉ lau khô rồi bôi muối sát khuẩn, dùng lưỡi dao hơ nóng áp vào miệng vết thương. Chẳng may bị ốm, bà tự mua thuốc, uống thấy khỏe thì tiếp tục đi làm.

Theo bác sĩ Phương, câu chuyện của bà Tây không hiếm gặp. Trong báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế công bố đầu năm nay, có 43,8% người suy nghĩ "dại là bệnh thông thường nên không đi tiêm". Trước đó, năm 2021, Chương trình phòng chống dại Quốc gia thống kê 54% người không tiêm phòng nghĩ rằng vaccine dại không cần thiết.

Bác sĩ Phương đánh giá, hai con số không chênh lệch nhiều, thể hiện quan niệm "tiêm dại không cần thiết" gần như không đổi sau 3 năm. Trong quá trình tư vấn tại VNVC, bác sĩ Phương cũng nhận thấy hiểu biết về vaccine dại và biện pháp phòng bệnh chưa cải thiện. Vì vậy cần có nhiều phương án để thuyết phục người dân tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ bệnh dại.

Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí dài tới một năm hay vài năm. "Trì hoãn thời gian tiêm sẽ tạo cơ hội để virus tấn công", bác sĩ Phương nói.

Bà Hà, 59 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP HCM, bị chó cắn nhưng ba ngày sau mới đến VNVC tiêm chủng. Bà nói vết trầy xước nhỏ, đi tiêm tốn tiền nên chỉ sát trùng tại nhà. Đến khi người thân thuyết phục, bà mới đến cơ sở tiêm ngừa.

Giống như bà Hà, một số người mang tâm lý tiếc tiền, sợ tốn kém nên không tiêm dại. Trong thống kê nêu trên của Bộ Y tế, có 8,2% người tham gia cho biết không đủ tiền để tiêm chủng khi bị chó, mèo cắn.

Vết mèo cào ở cổ tay đã liền của bà Hà. Ảnh: Nhật Linh

Theo bác sĩ Phương, chi phí tiêm phòng dại tùy thuộc vào từng trường hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá, đưa ra chỉ định dựa trên tình trạng vết thương, tình trạng con vật, tiền sử tiêm ngừa.

Phác đồ tiêm chủng gồm 5 mũi tiêm bắp hoặc 4 mũi tiêm dưới da trong 28 ngày. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm huyết thanh kháng dại nếu vết thương nghiêm trọng, gần vùng thần kinh trung ương, người chưa tiêm ngừa hoặc không rõ lịch sử tiêm. Các lần bị cắn, cào sau đó, người có sức khỏe bình thường, đã tiêm đủ liệu trình 5 mũi chỉ cần bổ sung 2 mũi, không cần tiêm huyết thanh.

Vaccine phòng dại có thể tiêm dự phòng trước khi bị cắn, phòng bệnh sớm, chủ động cho người có nguy cơ nhiễm virus dại như bác sĩ thú y, người chăm sóc vườn thú, kiểm lâm, đi du lịch ở xa cơ sở y tế khi có vết thương do động vật, trẻ em thường xuyên chơi với chó mèo... Phác đồ dự phòng gồm 3 mũi. Khi có vết thương chỉ cần bổ sung 2 mũi, không cần tiêm huyết thanh.

Giá tiêm phòng mỗi mũi vaccine dại dao động từ 250.000 đồng đến 495.000 đồng/liều. Ngoài ra, người dân có thể được chỉ định tiêm thêm mũi ngừa uốn ván, huyết thanh kháng uốn ván.

Báo cáo của Bộ Y tế nêu một số nguyên nhân khiến người dân hoãn ngừa tiêm dại khác như: 16,4% dùng thuốc nam trị vết thương; 5,5% trường hợp trẻ em bị cắn không nói với gia đình.

Bác sĩ Phương đánh giá tâm lý tin tưởng vào thuốc dân gian để chữa bệnh dại còn phổ biến tại nhiều địa phương. Việc này xuất phát từ định kiến vaccine gây nhiều tác dụng phụ, thuốc dân gian an toàn hơn. Một số trường hợp may mắn không phát bệnh dại sau đó truyền miệng thông tin không chính xác.

Chó là nguồn lây nhiễm virus dại phổ biến. Ảnh: Photo AC

"Với trường hợp từ chối tiêm chủng, cần giải thích nhiều lần về nguy cơ tử vong của bệnh dại, ích lợi của vaccine và các biện pháp điều trị dự phòng để họ hiểu, tin tưởng rồi thực hiện", bác sĩ Phương nói.

Bên cạnh việc tiêm chủng đúng lịch, đúng liều, bác sĩ Phương lưu ý sát trùng, vệ sinh vết thương đúng cách cũng góp phần chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể. Ngay sau khi bị vật nuôi cắn, cào, mọi người cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch trong 15 phút hoặc với xà phòng sẵn có; sau đó dùng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt sát trùng. Vết thương không được băng kín hoặc đắp lá, hút độc vì sẽ khiến virus đi vào cơ thể nhanh hơn. Sau khi vệ sinh vết thương, đưa ngay người bị cắn, cào đến trung tâm tiêm chủng để được tư vấn chủng ngừa.