Hành Trình Về Phương Đông Full Hẻm Radio
Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…
Vị đạo sĩ có thể chữa mọi thứ bệnh
“Hành trình về phương Đông” tiếp tục kể về buổi nói chuyện giữa phái đoàn và đạo sĩ Ram Gopal, người có thể chữa trị mọi bệnh tật. Phương pháp chữa bệnh của ông rất đơn giản là “vô cầu, vô niệm”, là cách mà bệnh nhân trở về với chính mình, hòa hợp với tự nhiên. Ông giải thích rằng, vì con người quen sống một cách bừa bãi, thỏa mãn dục vọng thể xác quá lâu nên cơ thể mới xảy ra tranh chấp và sinh bệnh.
Con đường tu đạo chính là tu thân, là “tự biết mình”, bỏ qua vật chất, mặc cảm và tự ái của bản thân, sống một cách không hổ thẹn và không ngã lòng, chính là những giải thích vô cùng giản dị của vị đạo sĩ.
Phái đoàn vô cùng phấn khởi khi được gặp rất nhiều vị đạo sĩ giải thích những bí truyền của nền minh triết Ấn Độ. Và giờ đây, họ tiếp tục tìm đến một vị đạo sĩ, người đã tiếp xúc với các vị đạo sĩ ở Tuyết Sơn. Ông đã giải thích cho phái đoàn về sự tiến hóa của con người, chính là về với Thượng đế, về với con người thật của mình để giác ngộ.
Con người có ba thể: thể xác, thể vía và thể trí, một người chỉ nghĩ và thỏa mãn các đòi hỏi của thể xác chính là người kém tiến hóa. Một khi kiểm soát được cả ba thể, thì con người có thể đạt được đến Chân ngã và có thể làm được mọi chuyện.
Khác với những lần gặp trước trong cuốn sách “Hành trình về phương Đông”, lần này phái đoàn đã được tiếp xúc với một vị pháp sư người Ai Cập – pháp sư Hamud, một người chuyên nghiên cứu về cõi vô hình. Ông đã khai mở thể vía của mình và tiếp xúc được với các tinh linh và giải thích cho phái đoàn về sự tồn tại của bảy cõi giới. Dục vọng con người khi còn sống ảnh hưởng đến sự tồn tại của họ sau khi chết đi, nhưng chân lý đẹp đẽ khi bị xuyên tạc sửa đổi đều mang lại sự đau khổ và bất an.
Pháp sư Hamud còn cảnh báo cho phái đoán về tương lai, mà chỉ có thời gian mới chứng minh được những điều ông đã nói.
Chương cuối của “Hành trình về phương Đông” khép lại bằng yêu cầu các giáo sư chấm dứt cuộc nghiên cứu quay trở về Luân Đôn của Hoàng Gia Anh. Trong những dòng nhật ký của mình, giáo sư Spalding nhắc đến việc gặp lại người Ấn kỳ lạ đầu tiên mà ông đã gặp, là người được chỉ định sẽ giúp đỡ các ông trong hành trình khám phá mảnh đất tâm linh còn chứa nhiều bí ẩn. Ba vị giáo sư quyết định ở lại để tiếp tục cuộc hành trình của mình lên Tuyết Sơn, không phải là cuộc hành trình tìm kiếm những chân lý bên ngoài, mà là trở về – trở về phương Đông.
“Hành trình về phương Đông” thực sự là cuốn sách bổ ích giúp bạn hiểu hơn về giá trị tâm linh của văn minh Ấn Độ và tầm quan trọng của đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Xã hội hiện đại có nhiều thay đổi về vật chất, nhưng dường như việc xây dựng và làm phong phú đời sống tinh thần đang dần bị lãng quên và xem nhẹ, hy vọng rằng, sau khi đọc xong cuốn sách, các bạn có thể tìm ra cho mình một phương pháp riêng, để tìm về sự tĩnh lặng và bình an trong tâm hồn.
Thêm bài hát vào playlist thành công
© 2024 itcctv.vn - Đang phát triển
Nội dung nổi bật của “Hành trình về phương Đông”
“Hành trình về phương Đông” nói rằng những nhà khoa học đi khắp nơi ở đất nước Ấn Độ, nơi vẫn luôn tự hào có văn hóa tâm linh lâu đời và huyền bí, nhưng những gì họ chứng kiến đều chỉ là những trò lừa phỉnh, mê tín dị đoan của những người mà ai cũng nhận mình là Chân sư hay Thánh nhân, những điều này đã khiến các nhà khoa học nản lòng và muốn chấm dứt cuộc khảo cứu của mình.
Trong vô vọng, giáo sư Spalding đã gặp một người Ấn kỳ lạ. Chỉ cho ông hãy đến Rishikesh. Người đó nói rằng những vị chân sư không thể tìm thấy tại những nơi trần tục mà họ đã kiếm tìm, họ cũng không tự xưng mình là những bậc chân sư như những người mà các nhà khoa học đã gặp. Tất cả đều là nhân duyên.
Trong “Hành trình về phương Đông”, tại thành Benares, giáo sư Spalding tiếp tục gặp một vị đạo sĩ, người đã nói chuyện và giải thích cho ông về phương pháp Yoga của Ấn Độ và sự khác biệt của nó với phương pháp thể dục của người phương Tây. Những điều vị đạo sĩ nói vượt ngoài tầm hiểu biết của vị giáo sư, là những kiến thức hoàn toàn mới mà suốt 2 năm qua, các nhà khoa học không thể tìm kiếm được.
Vị đạo sĩ cùng chỉ ra rằng có rất nhiều con đường dẫn đến chân lý,tốt hơn hết là làm chủ tinh thần, và hãy tự biết mình, khi sử dụng lý trí và trực giác để phân biệt, những nhà khoa học sẽ tìm được những điều mà họ hằng mong ước.
Khoa học Thực nghiệm và khoa học Chiêm tinh bí truyền
“Hành trình về phương Đông” tiếp tục với cuộc gặp gỡ của phái đoàn với một vị có tên là Sudeih Badu. Ông đã lấy lá số tử vi một cách chính xác cho giáo sư Olivier trước sự nghi ngờ và sau đó là ngỡ ngàng của giáo sư Olivier. Các nhà khoa học đã được Badu giải thích về các vì tinh tú và chiêm tinh, đồng thời khẳng định về luật nhân quả và nghiệp báo. Những việc làm ở quá khứ sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, và các vì sao đều phản chiếu lại những ảnh hưởng đó.
Con người không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi hiện tại và số phận của mình. Mỗi một quốc gia khác nhau đều có những tôn giáo để đi tìm chân lý, phương pháp tuy khác nhau nhưng cùng đều hướng tới cùng một chân lý. Một người Ấn Độ dùng chính lý thuyết của người Âu để giải thích đã khiến cho phái đoàn bất ngờ về sự uyên bác của ông. Badu cũng khẳng định với các nhà khoa học về phương diện tinh thần nghèo nàn mà con người không hề thay đổi theo thời gian.
Cuộc gặp gỡ vị đạo sĩ tại thành Benares và Badu đã khiến phái đoàn thay đổi suy nghĩ của mình và tin rằng có những chân lý đáng học hỏi và nghiên cứu đằng sau những điều mê tín dị đoan. Họ tiếp tục hướng về Rishikesh để khám phá. Trên đường đi, các nhà khoa học đã có cuộc gặp gỡ với vị đạo sĩ giữ đền của đạo Jain, vị đạo sĩ đã khai thông cho phái đoàn về lối tu trong yên lặng để tự mình suy ngẫm và tìm ra con đường cho chính mình. Có được sự minh triết mới là đúng đắn.
Rishikesh là thành phố thiêng liêng mà người Ấn Độ kỳ lạ đã chỉ cho giáo sư Spalding. Trong cuốn “Hành trình về phương Đông”, tác giả tiếp tục kể về cuộc gặp gỡ của phái đoàn với đức Mahayasa, môn đệ của hiền triết Ramakrishna. Ông nói với phái đoàn rằng: Sự sợ hãi, đau khổ, dục vọng và ham muốn đều do sai lầm và sự thiếu hiểu biết của con người mà thành. Sách vở không thể tạo ra minh triết cho con người, nó chỉ là la bàn giúp con người xác định phương hướng, thay vì thảo luận, hãy tự mình đi tìm sự thật, thì khi đó vấn đề sẽ được giải quyết.
Nhờ sự giúp đỡ của tiến sĩ Kavir, phái đoàn đã gặp pháp sư Vishudha. Tại đây, phái đoàn liên tục chứng kiến những điều là mà vị pháp sư tạo ra, và cũng bất ngờ khi vị pháp sư dùng chính Kinh thánh của người Âu để hỏi họ, mọi chuyện nếu thuận theo thiên ý thì sẽ bước vào cõi trời rộng mở. Vị đạo sĩ Harishchandra chỉ cho các nhà khoa học ý thức về sự sáng tạo của con người khi thực hành trong sự tĩnh lặng.
Và cuộc gặp gỡ cuối cùng với bác sĩ Bandyo càng khẳng định cho các nhà khoa học về sức mạnh của việc làm chủ tinh thần và tâm hồn yên tĩnh, thì con người có thể kết nối được mọi sự vật.