Giới Thiệu Cho Những Ai Chưa Biết Về Cây Quế
Khám phá về các ngày lễ lớn ở Mỹ như ngày Độc lập, một sự kiện quan trọng kỷ niệm việc Thirteen Colonies tuyên bố độc lập khỏi Anh Quốc. Ngoài ra, anh chị sẽ tìm hiểu về Lễ Tạ ơn, một dịp truyền thống để cảm ơn vụ mùa bội thu và chia sẻ niềm vui cùng gia đình và bạn bè. Đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về lịch sử về sự kiện của những ngày lễ lớn đặc biệt trong văn hóa Mỹ.
Ngày lễ quốc khánh Mỹ - Ngày lễ lớn ở Mỹ
Ngày lễ quốc khánh Mỹ (Independence Day) là một ngày lễ của Mỹ quan trọng và trọng đại được tổ chức vào ngày 4 tháng 7 hàng năm. Ngày này kỷ niệm việc Thirteen Colonies (Mười ba thuộc địa) tuyên bố độc lập khỏi Anh Quốc vào năm 1776.
Ngày lễ quốc khánh Mỹ là một dịp để tưởng nhớ và ăn mừng sự độc lập của nước Mỹ, và tạo ra một không gian để mọi người cùng nhau tận hưởng và vui chơi trong không khí của niềm tự hào và tình yêu đất nước.
Trong ngày này, người dân Mỹ thường tổ chức các cuộc diễu hành, biểu diễn pháo hoa, tổ chức picnic, và tham gia vào các hoạt động vui chơi và giải trí. Pháo hoa trình diễn là một phần quan trọng của lễ kỷ niệm này, khi bầu trời lung linh với những ánh sáng rực rỡ và âm thanh vui mừng.
Xem thêm chi tiết: Làm thế nào để đầu tư định cư EB5?
Ngày lễ Lao động (Labor Day) là một trong những ngày lễ ở Mỹ vô cùng quan trọng, được tổ chức vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9 hàng năm. Ngày lễ Lao động bắt nguồn từ phong trào công nhân và phong trào đấu tranh cho quyền lợi của người lao động tại Mỹ. Nó được chính thức công nhận là ngày lễ quốc gia vào năm 1894.
Mục đích clà để tưởng nhớ những cống hiến và đóng góp của người lao động trong xây dựng và phát triển đất nước. Nó thường được coi là một ngày cuối cùng để tận hưởng mùa hè và tham gia vào các hoạt động ngoài trời trước khi bước vào mùa thu và các hoạt động học tập và công việc mới.
Columbus day là ngày gì? Ngày Columbus (Columbus Day) là một ngày lễ ở Mỹ được tổ chức vào ngày thứ hai đầu tiên của tháng 10 hàng năm. Ngày này được dành riêng để tưởng niệm Christopher Columbus, nhà thám hiểm người Ý, người đã được cho là đã khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492.
Ngày Columbus ban đầu được thiết lập nhằm tôn vinh sự khám phá và đóng góp của Columbus cho lịch sử và văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, ngày lễ này đã gây tranh cãi và phản đối từ một số nhóm người, đặc biệt là người bản địa và những người quan tâm tới quan điểm đa văn hóa.
Do những tranh cãi và ý kiến khác nhau, một số bang và thành phố ở Mỹ đã chọn thay đổi ngày lễ này và thay thế nó bằng các ngày lễ khác như Ngày Cống hiến bản địa (Indigenous Peoples' Day) hoặc Ngày Khám phá Mỹ (Discoverers’s Day).
Ngày lễ hóa trang (Halloween) là một ngày lễ được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm tại Mỹ. Ngày này có nguồn gốc từ các truyền thống và tín ngưỡng cổ xưa, đặc biệt là ngày kỷ niệm Celtic của Samhain, một lễ hội kết thúc mùa thu và bắt đầu mùa đông.
Ngày lễ hóa trang tại Mỹ đã phát triển thành một sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại. Nó thường được liên kết với các hoạt động như hóa trang, đi xin kẹo (trick-or-treating), tổ chức bữa tiệc hóa trang, xem phim kinh dị, tham gia vào các cuộc thi trang điểm và biểu diễn kịch nghệ.
Một phần quan trọng của ngày lễ hóa trang là hóa trang thành những nhân vật kỳ quái, ma quỷ, người nổi tiếng hoặc bất kỳ tạo hình nào mà mọi người muốn.
Những thông tin anh chị nên biết: Có thẻ xanh Mỹ đi được nước nào?
Một số lưu ý khi hàn ống nhựa HDPE
Sau khi đã nắm được cách hàn ống nhựa HDPE, bạn cần phải để ý những vấn đề sau.
Ống nhựa HDPE Super Trường Phát
Super Trường Phát là công ty sản xuất và cung cấp ống nhựa HDPE giá rẻ, chất lượng đảm bảo cho thị trường trong nước và nhận được sự tin tưởng của khách hàng suốt 10 năm qua. Ống nhựa HDPE chịu nhiệt của Super Trường Phát cũng được sử dụng trong các nhà máy hóa dầu, nhà máy đường, nhà máy dầu, cấu trúc… Để đảm bảo về độ tin cậy của sản phẩm, công ty luôn kiểm tra kỹ lưỡng về các thông số và hướng dẫn hàn ống nhựa HDPE cẩn thận cho khách hàng.
Nắm được kỹ càng hướng dẫn hàn ống nhựa HDPE, khách hàng sẽ yên tâm hơn về độ bền của những đường ống này. Ngoài việc làm theo các bước hàn, bạn cũng nên chú ý những thông số được Super Trường Phát đưa ra trong bài viết trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc cho chúng tôi theo hotline 0989.65.8182 để được tư vấn tận tình.
Xem thêm bài viết Thông số hàn ống HDPE với 8 lưu ý quan trọng
Măng cụt có tên khoa học Garcinia mangostana L. thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Đây là một loại quả thơm ngon, rất giàu dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, được ví như “nữ hoàng trái cây”. Măng cụt có giá trị dinh dưỡng cao, lại còn có giá trị dược liệu nên được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Myanma, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Sri Lanka.
Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Ở Việt Nam, măng cụt được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên.
Thành phần dinh dưỡng và công dụng
Giá trị dinh dưỡng có trong 100g phần ăn được của măng cụt:
Vitamin B6: 0,018 mg
Chất chống oxy hóa là những hợp chất có thể vô hiệu hóa tác hại của gốc tự do, vốn có liên quan nhiều bệnh mãn tính. Măng cụt chứa một số chất dinh dưỡng có khả năng chống oxy hóa, chẳng hạn vitamin C và mangan. Thêm vào đó, măng cụt còn cung cấp xanthone – một loại hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động chống oxy hóa của xanthone có thể phát huy tác dụng chống viêm, chống ung thư, chống lão hóa và tiểu đường.
Cải thiện tình trạng kháng insulin
Chiết xuất măng cụt có thể cải thiện tình trạng kháng insulin bằng cách làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với insulin. Theo đó, các hợp chất trong quả măng cụt có thể làm tăng mức độ cơ thể phản ứng với insulin – loại hormone chịu trách nhiệm đưa glucose (đường) ra khỏi máu và vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Một nghiên cứu cho thấy những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo khi ăn măng cụt thì tăng cân ít hơn đáng kể so với những con chuột không ăn loại quả này. Một nghiên cứu khác trong 8 tuần cũng cho thấy người uống nước ép măng cụt có chỉ số khối cơ thể thấp hơn so với những người khác.
Giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Chất xơ và vitamin C trong măng cụt có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.
Chất xơ hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Trong khi đó, vitamin C cần thiết cho chức năng của các tế bào miễn dịch khác.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng một số hợp chất thực vật trong măng cụt có thể có đặc tính kháng khuẩn, có lợi cho sức khỏe miễn dịch thông qua việc chống lại các vi khuẩn có hại.
Măng cụt là loại cây ăn trái nhiệt đới, được người tiêu dùng đánh giá cao, thời gian bảo quản sau thu hoạch lâu, vỏ dày và dễ vận chuyển đi xa. Măng cụt thường được gọi là “Nữ hoàng của các loại trái cây”. Nhờ vậy, quả măng cụt có giá trị thương phẩm rất cao và là một trong những loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu cua nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới, không phải bản địa ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc chỉ trồng được măng cụt ở một số vùng như Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến. Chất lượng măng cụt trồng ở các vùng khác sẽ bị ảnh hưởng. Do thổ nhưỡng không phải phù hợp nhất để phát triển và thời gian phát triển chậm, 10 năm mới bắt đầu kết trái nên sản lượng măng cụt nội địa được trồng tại Trung Quốc khá thấp, chủ yếu dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Hiện tại, măng cụt được bán trên thị trường Trung Quốc chủ yếu được nhập khẩu từ Malaysia và Thái Lan.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam
Tính đến năm 2020, tổng diện tích trồng măng cụt ở Việt Nam khoảng 7.600 ha, được trồng phổ biến ở 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ với diện tích lần lượt là 3.800 ha và 2.900 ha, cho sản lượng thu hoạch khoảng 26 nghìn tấn và hơn 11 nghìn tấn. Các tỉnh trồng nhiều măng cụt như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Dương và Đồng Nai.
Ở khu vực phía Nam, măng cụt thường ra hoa từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch. Thời gian thu hoạch tập trung trong tháng 5 – 6 và thường kết thúc trong tháng 7 – 8. Giá thu mua tại vườn phụ thuộc vào mức độ chín của quả và thời gian thu hoạch của mỗi vườn, thường giao động từ 40.000 đồng đến gần 100.000 đồng/kg.
Hiện nay, măng cụt được tiêu thụ tại thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường do loại cây này yêu cầu về điều kiện khí hậu khá nghiêm ngặt dẫn đến diện tích trồng măng cụt ở Việt Nam còn hạn chế.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển chung
Măng cụt là loại cây lâu năm, thân gỗ, có thể cao tới 10 – 15 m. Lá đơn, dày, màu lục sẫm, hình bầu dục thuôn dài. Hoa lưỡng tính, có lá bắc. Quả hình cầu, đường kính quả khoảng 5 – 6 cm, vỏ quả màu đỏ tím, dày và cứng. Ruột trắng ngà, vị ngọt thanh, có mùi thơm và được chia thành 6 – 8 múi.
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 25 – 35oC, phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thấp hơn 20oC cây phát triển chậm, nhiệt độ từ 38oC trở lên hoặc 5 độ C trở xuống có thể làm cây chết.
Lượng mưa – ẩm độ: lượng mưa thích hợp từ 1.600 – 2.800 mm/năm. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển là trên 80%. Trước khi ra hoa, Măng cụt cần giai đoạn khô hạn khoảng 20 – 30 ngày để phân hóa mầm hoa.
Đất đai: có thể trồng trên nhiều chân đất nhưng thích hợp nhất là đất phù sa, sét pha cát, nhiều hữu cơ, thoát nước và giữ ẩm, độ pH từ 5,5 – 6,8. Tầng canh tác dày từ 100 cm trở lên, mực nước ngầm ≥ 100 cm…
Ánh sáng: măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản (4 – 5 năm đầu), việc che bóng cho cây con là rất cần thiết. Độ tàn che phù hợp từ 0,4 – 0,7.
Đặc điểm giống măng cụt Lái Thiêu
Măng cụt Lái Thiêu là loại trái cây nổi tiếng của thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương với diện tích 650 ha. Nơi đây măng cụt được trồng nhiều nhất tại phường Lái Thiêu, xã An Sơn… Với địa thế trải dài bên bờ sông Sài Gòn, được phù sa bồi đắp và khí hậu ưu đãi quanh năm nên vùng miệt vườn Lái Thiêu luôn sum suê cây trái.
Quả măng cụt Lái Thiêu vỏ nhẵn bóng, không sần sùi, không nứt, màu đỏ đen hoặc đỏ nhạt. Măng cụt Lái Thiêu khác măng cụt các vùng với cuống ngắn, trái không tròn đều, màu sắc không bắt mắt nhưng vỏ mỏng hơn và có vị ngọt thanh pha lẫn chút vị chua dịu, thịt quả mềm, mịn.
Măng cụt Lái Thiêu đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam. Năm 2013, măng cụt Lái Thiêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng cụt
Đất trồng: cây măng cụt trồng tốt ở vùng đất thịt, sét giàu hữu cơ tầng canh tác dày, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới, không bị nhiễm mặn.
Thời vụ trồng: cây măng cụt có thế trồng được quanh năm, nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí tưới cho vườn cây.
Ở những vùng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long thì cần đào mương lên líp để tăng độ dày tầng canh tác, có hệ thống mương thông nhau để thoát nước, rửa phèn và cung cấp nước cho vườn khi cần thiết. Độ sâu và rộng của mương, líp là tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng vườn, thông thường mương rộng 1,5 – 2 m, sâu 1 – 1,2 m; líp rộng 5 – 6 m (nếu trồng hàng đơn) và 7 – 8 m (nếu trồng hàng đôi)
Cần có hệ thống đê bao quanh cho từng vườn hoặc đê bao cho cả vùng có điều kiện tương tự nhau để bảo vệ vườn cây vào mùa mưa lũ, có hệ thống tiêu thoát nước khi cần thiết.
Chọn các loại cây trồng có độ cao hợp lý, chắc gốc, khó đổ ngã trồng quanh vườn để làm cây chắn gió cho vườn cây măng cụt vì gió có thể làm gãy nhánh, hại lá và trái măng cụt.
Măng cụt là cây có tuổi thọ cao thân gỗ to nên cần trồng với khoảng cách xa nhau để vườn được thông thoáng, ít sâu bệnh. Có thể trồng với các khoảng cách như sau: trồng với khoảng cách 10 x 7 m/cây; Trồng với khoảng cách 8 – 9 x 6 – 7 m/cây; Trồng với khoảng cách 7 x 7 m/cây. Nếu trồng dày thì phải đảm bảo tán cây không được giao nhau bằng cách tỉa cành tạo tán cho cây thường xuyên sau mỗi vụ thu hoạch.
Do cây măng cụt sinh trưởng chậm lâu cho trái và trồng với khoảng cách khá xa nhau nên trong những năm đầu để tận dụng diện tích đất và có thêm nguồn thu nhập có thể trồng một số cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng nhanh (như chuối, mận, ổi, cam…) làm cây trồng xen trong vườn măng cụt. Ngoài ra có thể trồng cây măng cụt xen trong vườn dừa nhưng không nên trồng quá dày mà phải đảm bảo đúng khoảng cách thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chuẩn bị hố trồng và cách trồng
Hố được đào theo hình vuông với kích thước mỗi cạnh 60 x 60 cm và sâu khoảng 60 cm, trước khi trồng nên bón lót cho mỗi hố 0,5 – 1 kg vôi, 100 – 200 g phân NPK (16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 15), 10 – 20 kg phân chuồng hoai. Nên đặt cây trên mô đất cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 10 – 20 cm để hạn chế hiện tượng ngập úng giả tạo, cây con khi trồng nên đạt được 2 năm tuổi trở lên, cây có 1 – 2 cặp cành cấp 1 mới đưa ra vườn trồng. Đặt cây con cần thận trọng để bầu cây không bị bể, rễ không bị ảnh hưởng, lấp đất ngang mặt bầu, nên dùng ống nhựa bọc phần gốc nơi tiếp giáp mặt đất lên khoảng 20 cm để tránh trường hợp cây măng bị chết do còng ăn hết phần vỏ ở gốc. Cắm cọc giữ cho cây khỏi đổ ngã, che bóng và tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.
Cây măng cụt là cây ưa bóng, cây con khó sống ngoài trảng nên cần được che mát trong 4 – 5 năm đầu vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cây chậm phát triển. Có thể che bằng tàu lá dừa, lưới che sáng, tre đang, giàn che phủ lá chuối hay rơm rạ hoặc trồng xen cây che bóng tạm thời như cây chuối để hạn chế 50 – 60% ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến cây nhất là trong hai năm đầu sau khi trồng ra vườn. Trồng chuối cách gốc măng cụt 1 – 2 m về 4 hướng hoặc chỉ trồng ở hai hướng Đông và Tây.
Ngay sau khi trồng nên dùng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ mô trồng quanh cây một lớp dày khoảng 5 – 10 cm và cách xa gốc khoảng 10 – 20 cm, trong mùa khô để giảm sự bốc thoát hơi nước.
Hàng năm, vào mùa nắng cần vét bùn ở mương lên bồi líp nhằm nâng cao mặt líp và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng chỉ bồi một lớp bùn mỏng khoảng 3 – 4cm .
Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn đồng thời do hệ thống rễ cây không có lông hút và phát triển kém nên rễ măng cụt khi tiếp xúc với đất khó hút nước vì vậy cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cây con và cây đang mang trái.
Giai đoạn cây con: phải tưới đầy đủ nước nhất là trong những tháng mùa khô để giúp cây mạnh khoẻ, nhanh phát triển. Tuy nhiên nếu cây con bị ngập úng sẽ chết nên cần chú ý thoát nước tốt cho vườn cây.
Giai đoạn cây ra hoa và mang trái: cần tưới nước cách ngày cho cây nhất là lúc sau khi cây trổ hoa, đậu trái giúp hoa phát triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát triển. Trong giai đọan cây mang trái nên chú ý tưới đều vừa đủ ẩm tránh trường hợp vườn quá khô lại quá ướt bất thường sẽ đưa đến hiện tượng rụng trái non, với một số kinh nghiệm của nhà vườn khi trái măng cụt hết giai đọan phát triển trái thì ngưng tưới nước, giảm mực thủy cấp trong mương và kết hợp với việc đậy gốc khi có mưa nhiều sẽ giảm đi hiện tượng mủ trái và sượng trái măng cụt .
Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc dùng máy cắt cỏ.
Tỉa cành tạo tán cho cây măng cụt phải được chú ý thực hiện sớm và thường xuyên để có được tán cây cân đối và cây cho năng suất cao sau nầy. Khi cây còn nhỏ, cần tỉa bỏ các cành mọc dày đặc, cành vượt mọc đứng trong thân, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại các cành mọc ngang, cành khoẻ mạnh để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối. Khi cây đã cho trái, sau khi thu họach xong phải tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu nằm trong tán cây. Đặc biệt phải thu tán cây không cho tán giao nhau bằng cách tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán tùy vào điều kiện thực tế bà con có thể cắt ngắn hay dài làm sao cho tán cây tròn đều, không lồi lõm, không có các cành bị che khuất để đảm bảo cho sự phát triển của trái. Công việc tỉa cành tạo tán cần phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần thứ nhất và phải thực hiện xong trong thời gian một tuần để giúp cây có đủ dinh dưỡng ra chồi khỏe và đồng loạt.
Cây măng cụt có cành to nhưng lại rất giòn và dễ gãy, khi cây măng cụt mang trái nhánh thường có hiện tượng quằn xuống thỉnh thỏang thấy phần nhánh phía trên bị bung vỏ qua nhiều vụ nhánh bị gãy hoặc bị khô đi, do đó ở cây có cành phát triển tốt cần phải dùng dây nylon chắc để kéo cành lên, nhằm tránh gãy nhánh hư cành bằng cách cột một đầu dây vào cành và đầu còn lại cột vào thân cây chính. Việc treo cành là cần thiết nhất là trong mùa mưa bão trong giai đọan cây mang trái và trong vụ thu hoạch.
Cây măng cụt cho trái cách năm rất thường xảy ra, chủ yếu là do việc bón phân cho cây hầu như chưa được quan tâm. Quy trình bón phân để người trồng tham khảo như sau:
Giai đoạn cây con: Bón 5 – 10 kg phân chuồng/cây/năm. Phân vô cơ ở giai đọan chưa cho trái có thể bón phân NPK 16 – 16 – 8 hoặc NPK 20 – 20 – 15.
Lần 1: ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉa cành, tạo tán bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây kết hợp với phân phân vô cơ có hàm lượng đạm cao để giúp cây nhanh ra đọt mới. Bón phân chuyên dùng cho cây ăn trái AT1. Cũng có thể bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ theo công thức như sau NPK 16 – 16 – 8 hoặc NPK 20 – 20 – 10.
Lần 2: trước khi cây ra hoa 30 – 40 ngày, giai đoạn này nên sử dụng phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao. Tránh bón nhiều phân đạm sẽ làm cho cây ra lá giảm sự ra hoa. Bón phân chuyên dùng cây ăn trái AT2 hoặc NPK 8 – 24 – 24.
Lần 3: sau khi đậu trái lúc trái khoảng 2cm, bón phân có hàm lượng kali cao, bón phân với công thức NPK 13 – 13 – 21 hoặc AT3. Liều lượng phân:
Cây măng cụt có từ 10 – 15 năm tuổi có thể bón 0,5 – 1 kg phân vô cơ/lần/cây.
Cây măng cụt lớn hơn 15 – 20 tuổi có thể bón 1 – 2 kg phân vô cơ/lần /cây.
Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 20 – 30 năm có thể bón 2 – 3 kg phân vô cơ/lần/cây.
Cây măng cụt có tuổi lớn hơn 30 trở lên có thể bón từ 3 – 4 kg phân vô cơ/lần/cây.
Tuy nhiên việc bón phân cho cây măng cụt về số lượng và công thức bón cũng có thể tăng giảm hoặc thay đổi tùy thuộc vào điều kiện đất trồng, đường kính tán, năng suất thu họach vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây. Ngoài ra để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái còn có thể phun phân bón lá Growmore (20 – 20 – 20) 10g/8 lít nước phun làm 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào 2 tuần sau khi đậu trái và cũng có ý kiến của nông dân cho rằng trong giai đọan trái phát triển cần bón thêm Ca(NO3)2 hoặc bón vôi Dolomite 2 kg/cây sẽ tăng được phẩm chất trái.
Đại đa số nhà vườn xới xung quanh gốc bón theo tán cây vì vậy việc bón phân cho cây măng cụt chưa phát huy hết hiệu quả khi sử dụng phân bón. Cây măng cụt do đặc tính bộ rễ phát triển kém so với các loại cây trồng khác vì vậy hiệu quả nhất nên giới hạn bón phân ở 2/3 hình chiếu tán tính từ gốc trở ra. Tốt nhất nên đào rãnh chung xung gốc ở 2/3 tán, sâu 15 – 20 cm rộng từ 20 – 30 cm bón phân vào rãnh, lấp đất lại hoặc cũng có thể xới xung quanh cách gốc khoảng 4 0– 50 cm đến 2/3 tán cây bón phân vào và tưới nước đầy đủ sau khi bón.
Tình hình sâu bệnh hại trên cây măng cụt
Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella)
Đặc điểm hình thái: trưởng thành là loài bướm rất nhỏ, thân có màu vàng nhạt. Trứng rất nhỏ hình bầu dục, mới đẻ có màu trong suốt. Sâu non mới nở có màu xanh nhạt, lớn lên có màu vàng xanh, gần hóa nhộng có màu vàng.
Thành phần gây hại: sâu non mới nở ăn biểu bì lá, thường tấn công mặt dưới lá tạo thành đường ngoằn ngoèo và có thể gây “cháy” từng mảng trên lá hoặc lá bị cong queo và biến dạng, giảm quang hợp, có thể bị khô và rụng. Sâu phát triển quanh năm và gây hại nặng khi cây ra đọt non.
Tỉa cành, bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung.
Nuôi kiến vàng trong vườn để khống chế sâu vẽ bùa.
Mỗi đợt cây ra lá non có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam khuyến cáo để phun trừ. Ưu tiên sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học.
Đặc điểm hình thái: trưởng thành kích thước nhỏ, dài 1 mm, màu nâu đen. Bọ trĩ non không cánh màu xanh vàng nhạt. Trứng đẻ trong mô lá non.
Thành phần gây hại: bọ trĩ non và trưởng thành sống tập trung dưới mặt lá, chích hút nhựa làm lá biến vàng và cong lại. Trên quả non bọ trĩ chích vào tế bào biểu bì tạo ra những mảng sẹo nâu xám trên vỏ trái, mật số bọ trĩ cao có thể gây hại cả quả lớn. Thời tiết khô và nóng kéo dài bọ trĩ phát triển nhiều.
Tỉa bỏ các cành trong tán tạo cho cây thông thoáng góp phần làm giảm mật số bọ trĩ.
Khi vườn cây bị bọ trĩ gây hại sử dụng vòi nước áp lực mạnh phun đều hai mặt lá.
Giai đoạn trái non có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu có nguồn gốc sinh học, thảo mộc…để phun trừ.
Đặc điểm hình thái: nhện trưởng thành rất nhỏ, hình bầu dục dài khảng 0,5 mm màu đỏ hồng, có 8 chân. Trứng rất nhỏ hình bán cầu, màu đỏ sẫm. Nhện non giống trưởng thành nhưng màu hồng.
Thành phần gây hại: nhện sống tập trung dưới mặt lá chích hút nhựa tạo thành các vệt màu nâu vàng nhạt dọc theo hai bên gân lá. Mật độ nhện cao làm lá vàng và rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, làm sần trái. Nhện phát triển mạnh trong điều kiện nóng, khô.
Bón phân, chăm sóc đầy đủ cho cây sinh trưởng bình thường.
Phun nước với áp lực mạnh lên tán cây vào mùa nắng, làm giảm mật độ nhện đỏ.
Đối với những vườn bị gây hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đặc hiệu để phun trừ.
Tác nhân: do nấm Collectotrichum gloeosporioides.
Triệu chứng gây hại: bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên hoa và quả. Vết bệnh lúc đầu là những đốm màu vàng nâu, sau lớn dần hình hơi tròn, xung quanh viền nâu đậm, giữa màu nâu xám nhạt, có nhiều chấm đen nhỏ li ti xếp thành vòng đồng tâm. Nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành vùng cháy lớn làm lá vàng và rụng.
Điều kiện phát sinh, phát triển: bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. Các quả nằm khuất trong tán lá bị bệnh nhiều hơn.
Tỉa cành, lá cho thông thoáng nhiều ánh sáng và khô ráo.
Những vườn bị bệnh gây hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực đặc hiệu để phòng trừ.
Tác nhân: do nấm Pestalotia sp.
Triệu chứng: vết bệnh ban đầu thường có màu vàng cam, sau lan nhanh và chuyển sang màu nâu đỏ, xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm, vết bệnh thường không có hình dạng nhất định. Kích thước vết bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều vết bệnh nối liền nhau làm lá bị khô và cháy. Bệnh gây hại nặng làm rụng lá và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Điều kiện phát sinh, phát triển: bào tử của nấm gây bệnh có thể được lan truyền qua nước mưa, nước tưới phun từ những lá bệnh trên cây. Nấm xâm nhập qua vết thương cơ giới và vết thương do côn trùng cắn phá, qua khí khổng. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện mưa nhiều và nhiệt độ cao (trung bình từ 25 – 28˚C), trên những vườn chăm sóc kém, nhiều cỏ dại…
Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.
Những vườn bị gây hại nặng có thể sử dụng các thuốc BVTV để phòng trừ.
Tác nhân gây hại: xì mủ, sượng quả là hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như:
Do điều kiện thời tiết bất lợi: ngập úng, gió mạnh… làm thân, cành, rễ bị tổn thương.
Do côn trùng chích hút, nhện đỏ và một số đối tượng nấm bệnh (Phytophthora spp., Collectotrichum gloeosporioides) …
Triệu chứng: trên quả thường xuất hiện những vệt chảy nhựa màu vàng, hoặc vỏ quả bên ngoài bình thường nhưng bên trong phần thịt chảy nhựa vàng làm phần thịt quả nơi tiếp xúc với vết mủ bị thối, hoặc bị sượng, thịt quả có màu trắng trong, không ăn được.
Hiện tượng thường xảy ra trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày, trên vườn bón phân không cân đối, rậm rạp, nhất là những năm gặp điều kiện thời tiết bất lợi như: mưa to liên tục, vườn thoát nước kém, …
Cần giữ cho vườn cây thoát nước tốt trong mùa mưa; không tưới quá ẩm, luôn giữ ẩm độ đất ổn định trong giai đoạn trước thu hoạch quả khoảng 01 tháng.
Phun phòng các bệnh hại quả bằng các thuốc gốc đồng.
Tránh làm quả bị va chạm mạnh khi thu hoạch, vận chuyển.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Măng cụt. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc–lieu/mang–cut
Xuân An, Măng cụt Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://tapchicongthuong.vn/magazine/mang–cut–bao–loc–tren–cao–nguyen–di–linh–111489.htm
Hồng Sơn (2024), Nhiều lợi ích của măng cụt. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://thanhnien.vn/loi–ich–cua–mang–cut–185240430113046486.htm
Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Thương mại (2023), Triển vọng xuất khẩu măng cụt của các địa phương thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://sanphamvungmien.vn/data/files/Cb_XK%20Ma%CC%86ng%20cu%CC%A3t.pdf
Đào Ngọc Tiến và ctv (2020), Sổ tay hướng dẫn xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/thongbao/Lists/ThongBao/Attachments/2917/Guideline%20M%C4%83ng%20c%E1%BB%A5t%20GIZ%2019.02.21%20.pdf
Cổng Thông tin Điện tử Xã Tiên Mỹ, Huyện Tiên Phước. Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây Măng cụt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Truy cập ngày 10/9/2024, từ http://tienmy.tienphuoc.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=832&Group=272&NID=4755&huong–dan–tam–thoi–ky–thuat–trong–cham–soc–va–thu–hoach–cay–mang–cut–tren–dia–ban–tinh–quang–nam
Tuyền Lâm (2021), Trái măng cụt Lái Thiêu. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://hanoimoi.vn/trai–mang–cut–lai–thieu–485389.html
Trung tâm Cây giống – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Cây măng cụt vàng. Truy cập ngày 10/9/2024, từ https://hocviennongnghiep.com/san–pham/cay–nam–cut–vang/
Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Bến Tre (2009), Kỹ thuật trồng măng cụt. Truy cập ngày 10/9/2024, từ http://dost–bentre.gov.vn/tin–tuc/588/ky–thuat–trong–mang–cut