Giá Vàng Việt Nam Tuần Qua
Giá Vàng Việt Nam = ((Giá Vàng Quốc Tế + Phí vận chuyển + Bảo hiểm) x 1.01 x 1.20565 x Tỷ giá) + Phí gia công.
Thời gian gần đây, tỉ giá chịu nhiều áp lực do cả yếu tố kinh tế cũng như một số tin đồn gây ảnh hưởng tới tâm lý, kỳ vọng thị trường.
Đồng tiền Việt Nam đã mất giá bao nhiêu?
Theo ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), từ đầu năm 2024 đến nay, VND giảm giá khoảng 5% so với USD, tương tự xu hướng mất giá của các đồng tiền trong khu vực: Đô-la Đài Loan (-5,06%); Baht Thái (-6,31%); Won Hàn Quốc (-5,66%); Yên Nhật (-10,87%); Rupiah Indonesia (-3,87%); Peso Philippines (-4,82%); Nhân dân tệ (-2,04%).
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng tất cả các khó khăn, thách thức nêu trên của thị trường ngoại tệ trong nước chỉ là ngắn hạn, vì trong thời gian tới với đà phục hồi khả quan của xuất khẩu thì nguồn cung ngoại tệ của thị trường sẽ được hỗ trợ gia tăng, trong khi doanh nghiệp vừa qua tăng mạnh mua ngoại tệ kỳ hạn là yếu tố làm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ trong tương lai, qua đó cân đối cung - cầu ngoại tệ có nhiều khả năng được cải thiện tích cực hơn tới đây.
Theo ông Phạm Chí Quang, thời gian qua NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ theo sát diễn biến thị trường.
Mức giảm giá của VND thời gian qua có thể nhận định là mức trung bình so với các đồng tiền khác trong khu vực và trên thế giới.
Lãi suất tăng, tiền vẫn chưa trở lại ngân hàng
Lãi suất huy động đã tăng trở lại từ tháng 3, mức cao nhất 6,2%/năm dành cho kỳ hạn dài. Xu hướng tăng vẫn chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, trong khi nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối (Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank) vẫn áp dụng biểu lãi suất huy động ở mức thấp lịch sử.
Tiền nhàn rỗi bắt đầu tìm hướng ra các kênh đầu tư tích lũy khác như bất động sản, vàng, chứng khoán... Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, đến 25/3, huy động vốn (từ dân cư và tổ chức) của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1,2%. Thêm vào đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân bốn tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước cho thấy, gửi tiết kiệm khó hấp dẫn.
“Hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng bình quân của nhiều ngân hàng chỉ còn 4,5 - 5%/năm. Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát trong năm 2024 từ 4 - 4,5%. Vì thế người gửi tiền tiết kiệm có khi nhận được lãi suất thực dương rất thấp nếu như lạm phát không được kiềm chế tốt”, nhóm chuyên gia Chứng khoán Rồng Việt nhận định.
Vì sao ông Đặng Tất Thắng bị Cơ quan An ninh điều tra truy tìm?
Ngày 23/5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã phát đi thông báo cho biết đang kiểm tra, xác minh tin báo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank) về dấu hiệu tội phạm do "Đặng Tất Thắng lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quyết định phân công của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về giải quyết nguồn tin tội phạm.
Trong quá kiểm tra, xác minh bước đầu, Cơ quan An ninh điều tra xác định ông Đặng Tất Thắng (SN 1981) không có mặt tại nơi cư trú và không biết đang ở đâu.
Để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh, ngày 22-5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định truy tìm đối với ông Đặng Tất Thắng.
Trước đó, vào ngày 1-4, tài khoản mạng xã hội facebook mang tên "Thang Dang" được cho là của ông Đặng Tất Thắng đăng tin ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank, bị cấm xuất cảnh vì tham gia rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát và một số thông tin khác.
Tin đồn này nhanh chóng lan truyền khiến cho thị trường chứng khoản trải qua một cơn sóng gió, giá cổ phiếu STB của Sacombank giảm kịch sàn.
Phía Sacombank ngay sau đó đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí khẳng định những thông tin trên là hoàn toàn bịa đặt, vu khống để bôi xấu lãnh đạo Sacombank và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Hà Nội: Hơn 1.000 nhà ở nhiều phòng cho thuê trọ ở quận Cầu Giấy
Thông tin từ UBND quận Cầu Giấy cho biết, quận Cầu Giấy có 45 chung cư mini. Đây là những căn hộ có diện tích sàn tối thiểu 30m2/phòng trở lên, có công tơ điện tới từng hộ gia đình, vệ sinh khép kín. Đồng thời, phải đáp ứng được những quy định về nhà ở chung cư tại Điều 70, Luật Nhà ở 2014.
Ngoài ra, trên địa bàn quận có hơn 1.000 nhà ở nhiều phòng, trong đó phần lớn kinh doanh thuê trọ, dịch vụ lưu trú.
Đáng chú ý, Quận Cầu Giấy là một trong những địa bàn “nóng” về trật tự xây dựng. Báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, trong năm 2023, địa bàn quận Cầu Giấy có 433 công trình xây dựng sai phép. Sở Xây dựng cũng đề xuất TP Hà Nội xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ khi để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Công trình hoàn thành sau 2 năm xây dựng, đến nay đã đón nhiều du khách tới đây.
Việt Nam nằm trong 5 điểm đến nước ngoài của khách Trung Quốc dịp Tuần lễ Vàng nhưng khách Trung dịp này chưa bằng trước dịch.
Trung Quốc vừa trải qua kỳ nghỉ Quốc khánh (1-7/10) với số chuyến du lịch nước ngoài tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. Trip.com cho biết 5 điểm đến nước ngoài phổ biến nhất với khách Trung Quốc dịp nghỉ này lần lượt là Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam.
Năm 2018, Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách các điểm đến nước ngoài yêu thích nhất của khách Trung Quốc, sau Nhật Bản và Thái Lan. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách các điểm đến nước ngoài hàng đầu dịp Tuần lễ Vàng, sau Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc.
Theo ông Steve Nguyen, Giám đốc Thị trường của Trip.com Việt Nam, miễn thị thực giữa các nước với Trung Quốc tạo ra lợi thế đáng kể trong thu hút du khách thị trường này vì "giảm bớt rào cản, tạo ra nhiều chuyến đi giờ chót".
Khách Trung Quốc ở Suối Tiên, Mũi Né dịp tuần lễ vàng. Ảnh: NVCC
Từ tháng 1, Thái Lan và Trung Quốc đã ký thỏa thuận miễn thị thực song phương. Còn từ tháng 12/2023, du khách Trung Quốc có thể nhập cảnh vào Malaysia không cần xin visa, chính sách có hiệu lực tới 31/12 năm nay. Với Việt Nam, du khách Trung Quốc vẫn cần xin visa để đi du lịch.
Thi Vĩ Kiệt, hướng dẫn viên chuyên khách Trung Quốc tại TP HCM, nói lượng khách dịp Tuần lễ Vàng năm nay giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2019. Do Kiệt là hướng dẫn viên quen của một số công ty lữ hành nên vẫn được phân hai tour chạy xuyên suốt kỳ nghỉ. Tuy nhiên, anh cho biết nhiều hướng dẫn viên khác ngồi chơi suốt cả tuần, trái ngược cảnh "khát" hướng dẫn viên như trước dịch.
"Thời năm 2018, 2019, chúng tôi còn thoải mái chọn, thích tour nào mới đi dẫn, giờ có tour chạy đã tốt lắm rồi", anh nói.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam 9 tháng năm 2024 giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019 và 29% so với giai đoạn năm 2018. Bà Nguyễn Thị Hải Nam, Phó tổng giám đốc của lữ hành Quốc tế Toàn Cầu Việt Nam (VGI) chuyên đón khách Trung Quốc, nói lượng khách Tuần lễ Vàng không đột biến so với ngày thường, giảm hẳn khi so với năm 2019.
Trước đây, các đối tác Trung Quốc thường phải lên kế hoạch gửi khách trước ba tới bốn tháng để đảm bảo có đủ dịch vụ từ khách sạn, nhà hàng tới hướng dẫn viên. Năm nay, VGI nhận được yêu cầu gửi khách từ đối tác Trung Quốc trước một tuần. Cả dịp lễ, công ty có ba đoàn khách, mỗi đoàn khoảng 20 người - so với 20-30 đoàn trong giai đoạn năm 2019.
Ông Từ Quý Thành, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang, cũng cho biết lượng khách Trung Quốc hiện tại giảm hẳn so với trước dịch. Sau khi trao đổi với đối tác từ Trung Quốc, ông nhận thấy có hai vấn đề: chính sách visa của một số nước Đông Nam Á thông thoáng hơn và bản thân kinh tế của khách cũng giảm vì dịch.
Trong khi các tour sử dụng máy bay, chi phí cao không được ưa chuộng, VGI lại bán chạy loại tour trong ngày, tham quan thác Bản Giốc (Việt Nam). Đại diện công ty nói họ đón khoảng 50 đoàn khách với số lượng không quá 20 khách mỗi đoàn trong Tuần lễ Vàng. Theo bà Nam, chi phí tour trong ngày rẻ, phù hợp túi tiền nên dễ thu hút du khách.
Khách Trung Quốc chụp ảnh ở khu vực thác Bản Giốc, Cao Bằng đầu tháng 10. Ảnh: VGI
Nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Trung Quốc cũng than "đây là Tuần lễ Vàng ảm đạm nhất". Bất chấp thống kê "khủng" về lượng khách, các doanh nghiệp du lịch cũng không thu được nhiều vì sức chi tiêu của khách yếu, theo SCMP.
Zhang Haoxi, người sáng lập ấn phẩm du lịch Travel Zone, nói thực tế ngành du lịch khác nhiều với những số liệu tích cực về kinh tế vĩ mô. Khảo sát của Travel Zone cho thấy khách sạn cao cấp ở Thanh Hải cũng chỉ đạt 30% công suất phòng trong Tuần lễ Vàng.
Trong khi đó, Cun Xiaoqin, chủ đại lý du lịch ở Vân Nam nói lượng đặt phòng khách sạn cao cấp giảm đáng kể so với năm trước, khiến doanh thu của cô cũng giảm một nửa. Chi tiêu của du khách kém khiến nhiều người còn không nghĩ có thể bám trụ với ngành du lịch tới Tết Nguyên Đán - thường diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm với tổng thời gian đi lại lên tới 40 ngày.
Ông Hoàng Minh, chủ một doanh nghiệp chuyên khách Trung Quốc ở Hà Nội, nói thị trường Trung Quốc ảm đạm còn một phần vì sự biến mất của dòng tour 0 đồng - đã bị kiểm soát chặt hơn sau dịch. Các đơn vị lữ hành ở Trung Quốc không còn gom khách theo charter để bán tour 0 đồng vì sợ lỗ. Khi tới Nha Trang, hướng dẫn viên Vĩ Kiệt cũng cho biết khoảng 60-70% cửa hàng chuyên bán đồ cho khách nước ngoài trong tour giá rẻ đã đóng cửa sau dịch.
Trong 9 tháng năm 2024, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã tăng 141% so với cùng kỳ. Việt Nam vẫn nằm trong top 5 quốc gia được khách Trung Quốc quan tâm nhất trên nền tảng đặt phòng trực tuyến Agoda, tính từ tháng 1/2023 tới tháng 2 năm nay. Lượng khách Trung Quốc Việt Nam hồi tháng 5 từng dẫn đầu top 10 thị trường gửi khách lớn nhất với 357.000 lượt, theo Tổng cục Thống kê.
Một số chủ doanh nghiệp du lịch vẫn lạc quan về sự trở lại của khách Trung thời gian tới do kinh tế đi xuống khiến họ ưu tiên các điểm đến gần, an toàn. Theo bảng xếp hạng mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cuối tháng 5, Việt Nam xếp hạng cao ở ba tiêu chí là an ninh an toàn (xếp hạng 23/119), giá cả cạnh tranh (hạng 16) và tài nguyên thiên nhiên (hạng 26).
Sáng nay (12/12), giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh lên cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Vàng miếng SJC tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn gần 86 triệu đồng/lượng.
Sáng 12/12, giá vàng SJC cao hơn giá vàng nhẫn trơn khoảng 1,5 triệu đồng/lượng.
Sáng 11/12, giá vàng bất ngờ tăng mạnh nhưng thị trường vắng lặng. Các hiệu vàng bán không giới hạn số lượng, song người mua dè chừng.
Phiên 11/12 giá dầu tăng hơn 1 USD sau khi EU đồng ký áp đợt trừng phạt bổ sung đối với dầu của Nga, vàng tăng khi chỉ số lạm phát của Mỹ như kỳ vọng, trong khi đồng và quặng sắt giảm.
Chuyên gia dự báo giá vàng sẽ dao động từ 2.450 đến 2.950 USD/ounce vào năm 2025.
Sáng 11/12, giá vàng trong nước tăng mạnh trong bối cảnh vàng thế giới phục hồi và vượt mốc 2.700 USD/ounce.
Phiên 10/12 giá dầu tăng nhẹ, vàng lên cao nhất hai tuần bởi căng thẳng địa chính trị, quặng sắt cao nhất hai tháng, trong khi cà phê arabica lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Giá vàng tiếp tục tăng sau khi Trung Quốc - một trong những quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới - thúc đẩy cam kết tăng cường kích thích kinh tế.
Sáng 10/12, giá vàng trong nước đồng loạt tăng trong bối cảnh giá vàng thế giới hồi phục. Hiện giá vàng SJC cao hơn giá vàng nhẫn khoảng 1 triệu đồng/lượng.
Hiện giá vàng SJC đắt hơn giá vàng nhẫn trơn khoảng 1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tuần qua biến động khá mạnh với mức đỉnh của tuần là 2.653 USD/ounce và đáy của tuần là 2.615 USD/ounce (biên độ dao động là 40 USD), nhưng không lâu sau mỗi lần biến động, giá quay trở lại mức 2.645 USD/ounce như bị hút bởi một thỏi nam châm.
Theo dữ liệu mới nhất được công bố, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) không mua vàng trong 6 tháng liên tiếp.
Giá vàng miếng SJC vượt mốc 85 triệu đồng/lượng theo đà phục hồi của giá vàng thế giới; giá vàng nhẫn và vàng trang sức các loại cũng tăng trở lại
Tên gọi vàng ta hay vàng tây xuất phát từ thói quen lâu đời, hai tên gọi này cũng thể hiện sự khác biệt về chất lượng.
Giá vàng tăng nhẹ nhưng hướng đến tuần giảm thứ hai liên tiếp, trong khi giới đầu tư chuẩn bị đón nhận dữ liệu bảng lương của Mỹ dự kiến cung cấp tín hiệu về lộ trình cắt giảm lãi suất.
Sáng nay (6/12), giá vàng trong nước ngày thứ 2 đứng im quanh mốc 84 - 85 triệu đồng/lượng. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư có thể mua vào nhưng nên mua số lượng vừa phải.
Hôm nay, giá vàng trong nước giảm khoảng 500-700 nghìn đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua (5/12).
Chốt phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu, vàng, đồng, sắt thép và cao su... đồng loạt giảm.
Sáng 5/12, giá vàng trong nước biến động nhẹ so với hôm qua.
Sáng 4/12, giá vàng trong nước tăng khoảng 100-200 nghìn đồng/lượng so với hôm qua.
Căng thẳng thương mại, các vòng xoáy bạo lực, cùng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đang gia tăng ở nhiều nơi, mở ra những nguy cơ.
Tình trạng bất ổn an ninh, thâm hụt ngân sách, thiên tai... đang đe dọa nhiều nước, nhiều khu vực, đòi hỏi phải có những biện pháp mạnh để ổn định tình hình.
Có những mối quan hệ quốc tế đang tiến triển, khi các bên bày tỏ thiện chí, xích lại gần nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những mối quan hệ trở nên căng thẳng do bất đồng.
Hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng, nhiều sự kiện tại các nước, các lĩnh vực tuần qua đã trở thành những động lực đáng giá.
Những trọng tâm chính sách và định hướng phát triển đã mở ra lộ trình mới hướng tới tương lai tươi sáng.
Nguy cơ bùng phát thảm họa đang được cảnh báo với một số khu vực, trở thành mối đe dọa mạng sống của nhiều dân thường vô tội, cũng như khiến các nền kinh tế đối diện khả năng sụp đổ.
Các cuộc khủng hoảng đang nối nhau xuất hiện, gióng lên những hồi chuông báo động về tình trạng bất ổn ở nhiều nước.
Căng thẳng chính trị và quân sự giữa các nước gia tăng. Bạo lực leo thang tại nhiều nơi. Và thế giới quay cuồng trong những nỗi bất ổn.
Có những kỷ lục được kỳ vọng thổi luồng gió mới cho chính trường, song cũng có những kỷ lục gây lo ngại về các vấn đề an ninh hay an toàn mạng, trong dòng sự kiện quốc tế tuần qua.
Sự xuất hiện của những nhân tố mới trên chính trường nhiều nước đã và đang góp phần thúc đẩy việc cài đặt lại các quan hệ quốc tế, cũng như tái định hình các chính sách đối nội.
Xung đột leo thang, nguy cơ khủng bố, tình trạng vi phạm pháp luật… Những hồi chuông cảnh báo vang lên gay gắt, thúc giục các nước phối hợp giải quyết, để nhanh chóng mang lại ổn định, hòa bình và thịnh vượng.
Đoàn kết và hợp tác, vào thời điểm này, đang được nhắc đến như yếu tố mấu chốt nhằm kiến tạo hòa bình, ổn định, thịnh vượng trên toàn thế giới.
Những bước đi đầu tiên cùng những sự kiện lịch sử đã được tiến hành, nhằm hướng tới một môi trường hòa bình, trong lành và thịnh vượng.
Nhu cầu thay đổi đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, nhằm ổn định chính trị, tăng khả năng cạnh tranh cho các nền kinh tế hay đẩy nhanh những dự án thiết thực hỗ trợ người yếm thế.
Hàng loạt rủi ro hi hữu và những khủng hoảng bất ngờ đã khiến nhiều nước trên thế giới phải có những động thái bất thường, nhằm ứng phó với tình hình bất ổn.
Những mục tiêu đề ra nhằm cải thiện kinh tế, giải quyết khủng hoảng nhân đạo, tăng cường khả năng cạnh tranh… đang được gấp rút hiện thực hóa bởi chính phủ các nước.
Những sáng kiến mới đã mang lại sự khởi sắc cho quan hệ giữa nhiều quốc gia, mở ra những hy vọng về hòa bình và thịnh vượng.
Hàng loạt căng thẳng từ xung đột bạo lực, khó khăn tài chính, nguy cơ khủng bố khiến các nước phải tìm biện pháp sẵn sàng ứng phó.
Bạo lực, bệnh tật, thảm họa nhân đạo, khủng hoảng ngoại giao… đang như những cơn thủy triều đỏ đe dọa lan rộng ra nhiều nước, nhiều khu vực.
Khủng hoảng kinh tế, an ninh, chính trị... lan rộng, khiến nhiều nước tích cực tìm giải pháp ngăn chặn.
Những lời cảnh báo ở mức cao đã được đưa ra, cho thấy các vấn đề bất ổn về an ninh, lương thực, giáo dục… tại nhiều nơi đang ở mức báo động.
Những sự kiện lần đầu diễn ra, ghi dấu sự khởi sắc trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị ở nhiều nước.
Căng thẳng leo thang ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội quốc tế, đòi hỏi những nỗ lực tìm tiếng nói chung để hóa giải bất đồng.
Những diễn biến xấu tiếp tục leo thang, đẩy nhiều nước rơi vào bờ vực khủng hoảng y tế, chính trị, thậm chí có thể làm gia tăng đối đầu quân sự.
Những đề xuất thiện chí đã được đưa ra nhằm giải quyết bất đồng, mang lại hòa bình và ổn định cho nhiều khu vực.
Thế giới trải qua tuần đầu năm mới trong khá nhiều nỗi bất an bởi các vấn đề nóng bỏng vẫn không hề lắng dịu, trên nhiều lĩnh vực.
Bất đồng giữa các nước đã leo thang thành các lệnh trừng phạt, mối lo khủng bố và phá sản cũng đè nặng lên nhiều nền kinh tế, cho thấy một thế giới còn nhiều bất ổn trong thời điểm cuối năm 2023.
Những điều kiện chặt chẽ được đưa ra tại nhiều quốc gia cũng như khu vực, như những giải pháp bắt buộc, nhằm thích ứng với tình hình mới.
Có những sự kiện được lên kế hoạch đột xuất nhằm thể hiện tình đoàn kết với dân thường vô tội, song có những động thái lại cho thấy sự chia rẽ, bất đồng trong quan hệ giữa các nước. Thế giới đang ở thời điểm cần nhiều hơn những sự hợp tác và thấu hiểu.
Thế giới đã và đang chứng kiến nhiều bất đồng cần sớm được giải quyết, để mang lại hòa bình, ổn định cho người dân ở vùng xung đột, cũng như thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng đối với các công ty công nghệ.
Bất chấp những tác động từ tình hình kinh tế-chính trị thế giới diễn biến phức tạp, thị trường lao động Việt Nam trong năm 2022 vẫn ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ. Những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ phía Nhà nước đóng vai trò quan trọng giúp thị trường lao động-việc làm phục hồi sau đại dịch Covid-19. Dù vậy, bước vào năm 2023, với những cơ hội và thách thức mới, thị trường lao động Việt Nam liệu có thể ứng phó để duy trì sự hồi phục hiện tại hay sẽ trôi theo những tác động ngoại cảnh?
Bối cảnh kinh tế-chính sách trên thế giới và tại Việt Nam năm 2022
Sau 2 năm đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân toàn cầu, năm 2021 khép lại với nhiều diễn biến trái chiều.
Một mặt, sự phổ rộng của vaccine ngừa Covid-19 tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, là một tín hiệu khởi đầu tích cực cho năm 2022. Mặt khác, nhiều biến thể mới và siêu lây nhiễm của Covid-19 như Delta và Omicron xuất hiện và lan rộng, đe doạ tính hiệu quả của các mũi vaccine đã sản xuất và sử dụng trước đó.
Triển khai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Mỹ, châu Âu, Việt Nam và nhiều quốc gia khác mạnh dạn mở cửa thị trường, trong khi Trung Quốc kiên trì với chính sách Zero-Covid và tiếp tục đóng cửa biên giới, kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội diện rộng.
Sang năm 2022, tình hình địa chính trị, kinh tế, thương mại và cả dịch bệnh diễn biến khó lường, cấu thành một cuộc khủng hoảng đa chiều chưa từng thấy.
Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022; tới tháng 6 năm 2022, Mỹ và các nước phương Tây phải chấp nhận rằng lạm phát tăng cao không phải tình huống tạm thời mà đã trở thành một phần của nền kinh tế.
Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc tiếp tục khiến giao thương hàng hóa, du lịch bị siết chặt. Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động tiêu cực và rõ ràng hơn tới hầu hết các quốc gia.
Trong bối cảnh đó, các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều chính sách ứng phó với những tác động trái chiều. Trong khi chính phủ Mỹ và nhiều nước Tây Âu đẩy mạnh chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ Ukraine và kết nối lại chuỗi cung ứng giao dịch hàng hoá, dịch vụ, thì các ngân hàng trung ương của các nước liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu ở các đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam, đặc biệt là ở Trung Quốc, đều suy giảm hoặc tăng trưởng ở mức thấp.
Việt Nam triển khai nhiều chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hậu Covid-19. (Ảnh: nhandan.vn)
Tại Việt Nam, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, nhiều chương trình, dự án được đẩy mạnh đầu tư thực hiện trong năm 2022, điển hình là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội ban hành tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
Trong 3 quý đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơ bản kiên định giữ nguyên lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro khi lãi suất liên tục biến động. Kinh tế Việt Nam cơ bản ổn định và phục hồi như kỳ vọng.
Thị trường lao động Việt Nam: Hồi phục mạnh mẽ
Tại thời điểm cuối năm 2021, thị trường lao động-việc làm của Việt Nam chứng kiến sự kém hiệu quả hơn so với năm 2020. Theo đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và lao động từ 15 tuổi trở lên đều ghi nhận sự sụt giảm so với năm 2020, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng đột biến.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù với xuất phát điểm là áp lực quán tính từ những năm chống chọi với đại dịch và tình hình kinh tế thế giới biến động theo hướng khủng hoảng đa chiều, thị trường lao động-việc làm Việt Nam bất ngờ phục hồi mạnh mẽ.
Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 51,87 triệu người trong quý III, tăng 1,17 triệu người người (tương ứng 2,31%) so với thời điểm quý IV/2021. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 ước tính là 50,80 triệu người, tăng 1,7 triệu người (tương ứng 3,46%) so với thời điểm Quý IV/2021.
Lực lượng lao động theo quý giai đoạn 2020-2022. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong quý III/2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động ghi nhận ở mức 6,7 triệu đồng, cao hơn mức 6,6 triệu đồng của quý trước cũng như mức 5,9 triệu đồng trong quý III/2019 (cùng kỳ năm chưa xảy ra Covid-19).
Kết quả này đạt được phải kể đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động.
Điển hình nhất là trong năm 2022 (hầu hết trong 9 tháng đầu năm), Chính phủ đã hỗ trợ gần 105 tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động thông qua việc hỗ trợ tiền thuê nhà thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; thông qua hỗ trợ trực tiếp từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 ngày 11/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chi trả cho hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15; thông qua việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Ngoài ra, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động tìm kiếm việc làm, đào tạo nâng cao tay nghề và nhanh chóng quay lại thị trường cũng phát huy tác dụng triệt để.
Đến hết quý III/2022, thị trường lao động Việt Nam cơ bản phục hồi và có phần phát triển hơn so với thời điểm trước dịch, giảm bớt phần nào gánh nặng lo âu cho những nhà hoạch định chính sách, cho người lao động và người sử dụng lao động.
Công nhân Công ty TNHH Dệt Hà Nam tại Khu công nghiệp Châu Sơn, Hà Nam, vận hành dây chuyền sản xuất sợi. (Ảnh:TRẦN HẢI)
Mặc dù vậy, tại Hội nghị Hỗ trợ phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập của Chính phủ diễn ra vào cuối tháng 8/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những kết luận rất sát thực, không để những thành quả nhất thời che mờ những điểm yếu dài hạn của thị trường. Cụ thể gồm:
Thứ nhất, thị trường lao động chưa theo kịp được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chưa thích ứng đầy đủ được với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, thể chế phát triển thị trường lao động còn bất cập; chưa có cơ chế, chính sách đầy đủ về giao dịch việc làm, quản lý chất lượng thị trường, các quy định về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động.
Thứ ba, cân đối cung-cầu lao động chưa thật hiệu quả, bền vững dẫn tới chưa tiệm cận được năng suất tiềm năng (còn thiếu-thừa lao động cục bộ, làm việc không đúng ngành nghề đào tạo…). Hệ thống thông tin thị trường chưa thực sự hoàn chỉnh. Kết nối thị trường lao động trong nước và quốc tế còn yếu.
Thứ tư, lưới an sinh xã hội có độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao, mới thực hiện vai trò giá đỡ cho một phần của thị trường lao động.
Thứ năm, giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng nghề tương lai phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế. Việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Cơ cấu thị trường lao động còn chưa hợp lý, chưa hiệu quả…
Nốt trầm của thị trường lao động trong những tháng cuối năm 2022
Sang đến quý IV/2022, khi kinh tế-chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp gây nguy cơ suy thoái trên toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Thị trường có xu thế trầm lại so với những tháng trước đó. Chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao khi lạm phát phi mã ở các nước, tác động trực tiếp tới giá thành nguyên, vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước.
Các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), liên tục nâng lãi suất lên cao với tốc độ chóng mặt khiến đồng USD tăng giá so với nội tệ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, khiến số lượng dự án và tổng vốn đăng ký FDI có xu thế giảm chưa từng thấy trong hơn 20 năm trở lại đây.
Để bình ổn tỷ giá và kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã buộc phải nâng lãi suất trong nước. Thị trường chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ mất điểm liên tục khi tâm lý nhà đầu tư hoang mang. Người dân, doanh nghiệp tạm hoãn tiêu dùng, đầu tư để hiểu rõ hơn tình hình biến động kinh tế vĩ mô.
Trong bối cảnh đó, những điểm yếu của thị trường lao động mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu tại Hội nghị tháng 8 bộc lộ rõ nét hơn. Thị trường lao động-việc làm, tuy vẫn phát triển, nhưng mất dần đà tăng trưởng.
Cụ thể, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý IV/2022 là 1,98%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước. So với quý III/2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV là hơn 1,08 triệu người, tăng 24,9 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,32%, tăng 0,04 điểm phần trăm.
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý 2020-2022. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tốc độ tăng lao động trong quý IV/2022 chỉ còn 0,5%, chỉ bằng một phần hai so với cùng kỳ năm 2019. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sụt giảm đặc biệt mạnh.
Hiện tượng đứt gãy cung-cầu lao động cục bộ diễn ra ở nhiều địa bàn, nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Một mặt, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ… đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm để bảo đảm hoạt động.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ tiêu dùng nội địa và hàng Tết lại rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động khi lao động rời thị trường về quê ăn Tết và không có lao động thay thế. Lao động tay nghề cao tiếp tục được tìm kiếm, săn đón nhưng cung không đáp ứng được cầu, trong khi đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải sa thải hàng hoạt công nhân, lao động thủ công do nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh ở các thị trường đối tác thương mại.
Đối mặt thách thức mới trong năm 2023
Bước sang năm 2023, dự báo kinh tế các nước đều có phần bi quan. Lạm phát được nhận định có thể sẽ suy yếu nhưng vẫn chưa xuống được đến mức trung bình dài hạn trước đó cũng như mức kỳ vọng của thị trường. Cùng với đó, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như FED và ECB tiếp tục khẳng định vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2023.
Cụ thể, các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn. Vào ngày 10/1/2023, WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 1,75% thay vì 3% hồi tháng 6/2022.
Tốc độ tăng trưởng của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được dự báo ở mức 0,5% - mức tăng trưởng thấp nhất trong thời kỳ không suy thoái kể từ năm 1970. Lãi suất ở Mỹ, Anh, châu Âu, Nhật Bản, châu Mỹ Latinh trong năm 2023 nhiều khả năng tiếp tục tăng thêm khoảng 0,25% tới 0,5% so với thời điểm cuối năm 2022.
Lao động công ty Sunhouse. (Ảnh: nhandan.vn)
Đứng trước bối cảnh như vậy, thị trường lao động-việc làm của Việt Nam khả năng cao sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, người mất việc gia tăng, thu nhập giảm sút. Lực lượng lao động cũng có nguy cơ giảm khi người lao động rời bỏ thị trường vì cơ hội việc làm mất đi khi sản xuất kinh doanh bị thu hẹp.
Thách thức lớn nhất với thị trường là khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn yếu khi thông tin thị trường lao động còn vụn vặt và kỹ năng, trình độ chưa đáp ứng được sự thay đổi của cơ cấu việc làm.
Thêm vào đó, trước những ảnh hưởng bấp bênh từ thị trường quốc tế, thị trường tiêu dùng trong nước nhiều khả năng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi đơn hàng xuất khẩu sụt giảm. Tuy nhiên, người lao động làm ở các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn để chuyển đổi kịp thời sang phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước khi tay nghề, kỹ năng, trình độ không đủ uyển chuyển, linh hoạt. Việc này sẽ dẫn tình trạng mất cân đối cung-cầu cục bộ tiếp tục kéo dài nếu không có sự hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước.
Vững vàng để vượt qua thử thách
Cho dù tốc độ hồi phục có sự chậm lại trong những tháng cuối năm do tác động từ khủng hoảng đa chiều trên thế giới và những điều chỉnh của thị trường trong nước, phải thẳng thắn nhận định rằng, năm 2022 vẫn là năm hồi phục ấn tượng của thị trường lao động-việc làm của Việt Nam so với năm 2021 và so với cả thời điểm trước dịch năm 2019. Đây vẫn sẽ là bước đà tốt giúp thị trường tiếp tục hồi phục và phát triển trong năm 2023.
Nối tiếp sự thành công của năm 2022, Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ban ngành có liên quan đã thể hiện sự quyết tâm trong việc nâng cao vai trò quản trị, điều tiết thị trường ngay từ những ngày đầu năm 2023.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Lao động, Người có công và Xã hội năm 2023. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Cụ thể, ngay ngày 10/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội.
Nghị quyết đã khẳng định thị trường lao động là một trong những cân đối lớn của nền kinh tế, là một trong 6 thị trường trọng yếu cần được đổi mới, đẩy mạnh phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Với 5 quan điểm chủ đạo, trong đó nhấn mạnh, việc “Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, quản lý và điều tiết phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt và hiệu quả; tạo điều kiện để dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn, giảm rủi ro, chi phí di chuyển lao động”, Chính phủ xác định sẽ huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để đạt được mục tiêu đề ra là phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập góp phần phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.
Nghị quyết cũng đã giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các bộ, ban ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện trong năm 2023 và giai đoạn tới.
Điều cần thiết nhất hiện nay là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cũng như các bộ, ban ngành và địa phương, phải khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 06/NQ-CP và tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra, từng bước khắc phục các yếu điểm, hạn chế, tồn tại của thị trường; bảo đảm không để các vấn đề liên quan đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, đứt gãy thông tin thị trường lao động xảy ra; các chính sách phát triển thị trường lao động, tạo việc làm được cụ thế hóa trong cuộc sống; và các chính sách an sinh được thực thi hiệu quả, minh bạch, kịp thời; chất lượng giáo dục đào tạo nghề nghiệp được nâng cao; các dự án, chương trình, hoạt động đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung-cầu lao động, công tác dự báo cung-cầu lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội… được triển khai nhanh và hiệu quả.
Nếu các cơ quan hữu quan quyết tâm đồng hành cùng người lao động và người sử dụng lao động để vượt qua thử thách của năm 2023, chắc chắn rằng thị trường lao động sẽ tiếp tục có một năm phục hồi và phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào việc phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội không chỉ năm 2023 mà cho cả giai đoạn tiếp theo.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cập nhật, giá gạo xuất khẩu 5% tấm tăng 9 USD lên 659 USD/tấn. Tương tự, gạo 25% tấm cũng tăng 8 USD lên 623 USD/tấn. Các loại gạo khác của Thái Lan cũng tăng 5 - 10 USD/tấn và đạt mức cao nhất lịch sử 15 năm kể từ năm 2008. Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu gạo của Thái Lan gặp thuận lợi vì nguồn cung dồi dào. Chỉ tính riêng trong tháng 11 xuất khẩu gạo đạt trên 1 triệu tấn, đưa tổng sản lượng xuất khẩu của 11 tháng lên gần 8 triệu tấn.
Chốt phiên giao dịch cuối năm, giá gạo Thái Lan đã vượt qua gạo Việt Nam đứng đầu thế giới
Trong khi đó, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm giữ nguyên mức 653 USD/tấn và gạo 25% tấm là 633 USD/tấn.
Như vậy, kết thúc ngày giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 6 USD/tấn. Tuy nhiên, mức giá cao nhất của gạo Việt Nam từng ghi nhận trong năm 2023 lên tới 663 USD/tấn, vào thời điểm ngày 6.11. Lúc đó, gạo Thái Lan chỉ 558 USD/tấn, thấp hơn gạo Việt Nam đến 105 USD.
Trong năm 2024, các chuyên gia thị trường đều có chung nhận định giá gạo duy trì mức cao do nguồn cung hạn chế. Cụ thể, do Ấn Độ tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, thậm chí siết chặt thêm các chính sách này để kìm chế giá lương thực trong nước. Điều đó sẽ khiến nguồn cung của thế giới tiếp tục tình trạng thiếu hụt 4 - 5 triệu tấn. Trong khi hiện tượng thời tiết El Nino đang vào cao điểm và nhiều khả năng kéo dài đến giữa năm 2024, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực ở nhiều quốc gia trên toàn cầu, nhất là châu Á - nơi tiêu thụ nhiều gạo nhất thế giới.
Một số thương nhân kinh doanh gạo ở ĐBSCL cho biết, vụ lúa đông xuân sẽ thu hoạch rộ từ sau Tết Nguyên đán sắp tới (khoảng tháng 2 - 3.2024). Đây là thời điểm giữa mùa khô hạn và nguồn cung gạo của Việt Nam dồi dào nhất so với các nước xuất khẩu gạo khác trong khu vực, giá gạo có thể có lợi cho bà con nông dân.
Hiện tại, một số ít diện tích lúa thu đông muộn và đông xuân sớm ở ĐBSCL đang thu hoạch. Giá phổ biến trên 9.000 đồng/kg, một số loại gạo thơm, gạo chất lượng cao có giá đến 9.800 - 10.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nông dân có lãi khoảng 50%.
Tại Nam Định, bên cạnh các thương hiệu lớn như SJC, PNJ và DOJI, Hiệp hội Giao Thủy là 1 cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng khi cần tìm một địa điểm xem giá vàng uy tín. Bangtygia.com hân hạnh cập nhật giá vàng của Hiệp hội Giao Thủy hàng ngày tại đây.
Ít người biết rằng nhu cầu về đầu tư, mua bán, giao dịch vàng tại Nam Định là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu có một nơi uy tín, thường xuyên cập nhật giá vàng trong nước và thế giới hàng ngày, Hiệp hội vàng Giao Thủy được thành lập.
Đây là hiệp hội được rất nhiều cửa hàng và tiệm vàng tại Nam Định tin tưởng, hỗ trợ và hợp tác. Có thể kể đến những cái tên đáng chú ý như: Cửa hàng vàng bạc Tú Uyên, Tiệm vàng bạc Thành Vượng, Vàng trang sức Vạn Lợi, Tiệm vàng bạc đá quý Hồng Ngọc…
Công thức và cách tính giá vàng mua vào bán ra của Hiệp hội cũng khá đặc biệt. Các bạn có thể tham khảo cách giá được tính như sau.