Hành trình: ĐÌNH BẢNG - ĐỀN ĐÔ - CHÙA DÂU - CHÙA BÚT THÁP

Lịch Trình chuyến tham quan bao gồm

Sáng: 07:00 Quý khách tập trung tại điểm hẹn số 01 phố Trung Hòa, xe và HDV Kim Lien Travel đưa Quý khách khởi hành đi Bắc Ninh thăm quan:

Chùa Dâu: in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Nơi đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

Trưa: Quý khách dùng bữa tại nhà hàng với những món đặc sản Kinh Bắc.

Chiều: Quý khách tiếp tục hành trình về đền Đô, Ngôi đền thờ 8 bậc đế vương triều Lý - triều đại gắn liền với sự kiện dời đô năm 1010 của vua Lý Công Uẩn. Bên trong khu Đền Đô còn có bức cuốn thư “Chiếu dời đô” với chiều cao 3,5 m, rộng hơn 8 m, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng. Đây được coi là bức chiếu thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.

Sau khi kết thúc hành trình vãn cảnh tại đền Đô, Quý khách khởi hành về Hà Nội, kết thúc chương trình, kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách.

Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp (4km - 8')

Chùa Bút Tháp - Đền Đô (25km - 40')

Lưu ý: Kim Lien Travel được phép điều chỉnh lịch trình theo giờ đi/đến thực tế của phương tiện vận chuyển, tình hình thời tiết, tình trạng giao thông tại địa phương. Tuy nhiên, toàn bộ chương trình là không đổi ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có sự đồng ý của Quý khách.

Xe và HDV đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành tour

Quý khách nghỉ ngơi, ăn trưa tại thị trấn Hồ – huyện Thuận Thành.

Tiếp tục hành trình trong ngày, xe đưa quý khách đi tham quan

hoang sơ, cổ kính. Chùa có tên là Vạn Phúc, tọa lạc trên núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, do Lý Thánh Tông xây dựng vào năm 1057. Điểm độc đáo của ngôi chùa không chỉ là những công trình kiến trúc mà còn là các tác phẩm điêu khắc đá cổ kính. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962, ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan, làm lễ Cầu Phúc, Cầu Tài, Cầu Lộc cho người thân và gia đình.

Điểm tham quan cuối cùng trong chương trình

– nơi thờ 8 vị vua triều Lý nên còn có tên là Đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện. Đền Đô được xây dựng vào thế kỷ XI, ngay trên nền đất mà khi xưa Lý Công Uẩn đã đăng quang và trở lại thăm quê hương, nay thuộc xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Trải qua năm tháng do chiến tranh tàn phá, đền đã được tu sửa và mở rộng trong khuôn viên rộng 3100m2 nhưng vẫn theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu, kết hợp giữa phong cách cung đình và dân gian. Các công trình được chạm khắc tinh xảo, sắp xếp hài hòa với thiên nhiên khoáng đạt.

. Xe và HDV đưa quý khách về điểm hẹn ban đầu, kết thúc chương trình tour

Nằm sát bờ Nam sông Cầu lịch sử và thơ mộng, với lợi thế gần sông “trên bến dưới thuyền”, thôn Đại Lâm thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, không những nổi tiếng là làng nông, làng nghề, mà còn nổi tiếng bởi hệ thống di tích đình, đền, chùa cổ kính thâm nghiêm, trong đó có ngôi chùa cổ “Thiên Phúc tự” với những viên gạch rồng.

Theo văn bia của chùa Thiên Phúc thì ngôi chùa này vốn được khởi dựng từ lâu đời, đền thờ Lê-Mạc được trùng tu mở rộng với quy mô lớn tòa ngang dãy dọc. Chùa bị phá trong Tiêu thổ kháng chiến chống Pháp. Sau đó, dân làng đã phục dựng tòa Tam Bảo và một phần nhà Tổ. Năm 1994, chùa tiếp tục được trùng tu tôn tạo và hoàn thiện. Điều quý giá, chùa Thiên Phúc được khôi phục và trùng tu tôn tạo, song còn bảo lưu được những viên “gạch rồng” mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê-Mạc.

Chùa Thiên Phúc còn nổi tiếng ở những cổ vật còn bảo lưu được như: Rồng đá, lân đá thời Lê-Mạc và đặc biệt là hệ thống bia đá thời Lê-Nguyễn. Trong đó có một tấm bia “Thiên Phúc tự bi” được dựng khắc vào ngày 15 tháng 6 năm Thành Thái thứ 6 (1894), nội dung không những cho biết khá rõ về lịch sử ngôi chùa và quá trình trùng tu chùa, có đoạn như sau:

“Phủ Từ Sơn, huyện Yên Phong, xã Đại Lâm, có chùa Thiên Phúc nổi tiếng từ tiền triều là danh lam cổ tích. Cho đến nay, bản chùa gồm có các vị sư, vãi phát tâm bồ đề, công đức tiền của vào việc trùng tu chùa bản xã. Các giáp trong xã cũng giúp tiền của cho việc hưng công. Vào năm Ất Dậu mua một số gỗ, đến năm Mậu Tuất vào tháng 8 ngày tốt mới bắt đầu trùng tu tôn tạo Tiền đường, Thượng điện để hương khói phụng thờ. Đến tháng 10 mới xong hoàn hảo. Mùa thu năm Mậu Tý lại khởi công xây dựng hậu đường, hành lang tả hữu, gác chuông, tô tượng Phật 80 pho, vẽ 1 bức tranh Phật Di Đà vào tường và có những con rồng uốn khúc nguy nga, tinh hảo, trong ngoài trang nghiêm. Công đức này rõ ràng là phải nhờ vào trăm họ, vào những người có lòng hảo tâm công đức, nên khắc vào bia đá để nghìn năm thiêng liêng mãi mãi và có Bài minh nói rằng:

Chùa Thiên Phúc thôn Đại Lâm là công trình văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương được khởi dựng từ lâu đời thờ Phật, gắn với bề dầy lịch sử, văn hiến của quê hương nơi đây, nổi tiếng bởi những cổ vật còn bảo lưu được và đã trở thành những di sản văn hóa quý giá của quê hương, đất nước.