Chiến Thắng Đường 14 Phước Long Cho Thấy
Kỷ niệm 60 năm Ngày Chiến thắng Ấp Bắc 02/01/1963 - 02/01/2023, Trang Thông tin điện tử UBKT Trung ương trân trọng giới thiệu bài viết tuyên truyền về sự kiện lịch sử quan trọng này; ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc ta và giá trị đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trung tâm duy nhất tại tỉnh Tiền Giang có sân sát hạch
Với tổng diện tích 60.000m2. Chúng tôi tự tin đáp ứng nhu cầu và số lượng lên tới 1000 học viên
Vĩnh Long kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Cái Sơn
Ngày 14/6/2020, tại xã Long Phú, huyện Tam Bình, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Cái Sơn (16/6/1960 - 16/6/2020). Ngày 16/6/1960, Đại đội 256 (Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt) phối hợp cùng du kích xã Song Phú đã tiêu diệt Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba và bắt sống 3 trưởng ty tại cống Cây Sao, xã Song Phú (nay là xã Long Phú) huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những chiến công và có ý nghĩa to lớn trong tiến trình lịch sử của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Phạm Minh Tuấn - TTXVN
Nơi đây, 60 năm trước, đã diễn ra trận đánh tiêu diệt Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba - tên tỉnh trưởng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam bị tiêu diệt, từ đó tác động mạnh mẽ đến phong trào diệt ác, trừ gian, làm phá sản việc xây dựng Khu trù mật Cái Sơn, lập nên một chiến công oanh liệt và có ý nghĩa to lớn trong lịch sử của tỉnh Vĩnh Long.
Ôn lại ý nghĩa Chiến thắng Cái Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón nêu rõ, đầu năm 1959, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành xây dựng thí điểm 2 “Khu trù mật” là: Khu trù mật Cái Sơn, ở xã Song Phú (nay là xã Long Phú) nằm trên lộ 16 (nay là đường tỉnh 905) thuộc huyện Tam Bình và Khu trù mật Cái Dầu, ở xã Tân Lược, huyện Bình Minh (nay thuộc huyện Bình Tân).
Khu trù mật Cái Sơn là khu trù mật kiểu mẫu của địch thí điểm ở Vĩnh Long để nhân rộng ra các tỉnh khác do Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba trực tiếp chỉ đạo thực hiện theo chỉ thị của Ngô Đình Diệm. Nếu mô hình khu trù mật thành công sẽ tách dân khỏi lực lượng kháng chiến và lực lượng cách mạng sẽ bị tiêu diệt. Địch đã dùng nhiều thủ đoạn tàn bạo, hiểm độc, kết hợp dùng bạo lực với lừa mị, dụ dỗ, lôi kéo dân vào các khu trù mật.
Để chặn đứng âm mưu gom dân lập khu trù mật của Mỹ - Diệm, Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long chỉ thị cho lực lượng vũ trang của tỉnh “nỗ lực diệt ác, cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân, chống phá Khu trù mật Cái Sơn và Cái Dầu, không để địch lập được khu trù mật và tập trung dân”.
Nhận được chỉ thị của Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt đã chỉ đạo cho Đại đội 256 nghiên cứu địa hình và chuẩn bị phương án tác chiến. Qua thời gian nghiên cứu địa hình và quy luật đi lại của Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba, Ban Chỉ huy Đại đội bàn bạc, quyết định dùng chiến thuật “phục kích đội mồ” và chọn đoạn cống cây Sao, cách khu trù mật Cái Sơn không xa để xây dựng trận địa tiêu diệt.
Đúng 16 giờ 15 phút ngày 16/6/1960, khi địch vừa lọt vào nơi phục kích, quân ta bất ngờ nổ súng, xe Tỉnh trưởng bị trúng đạn, các xe hộ tống hốt hoảng rút chạy về hướng Cái Sơn. Tên Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba tháo chạy, ta kêu gọi đầu hàng nhưng vẫn cố chạy nên bị tiêu diệt tại chỗ. Ta bắt sống 3 trưởng ty và làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Khưu Văn Ba bị tiêu diệt đã tạo nên một tiếng vang lớn không chỉ trong tỉnh Vĩnh Long mà còn đối với các tỉnh miền Nam, làm cho số tay sai đắc lực khác của chính quyền Sài Gòn phải rúng động, chùn tay. Kế hoạch xây dựng khu trù mật kiểu mẫu Cái Sơn bị phá sản, việc xây dựng các khu trù mật khác cũng lần lượt bị phá sản theo. Trận đánh này đã tác động và hỗ trợ mạnh mẽ phong trào diệt ác ở các địa phương trong tỉnh, làm cho binh lính chế độ Sài Gòn hoang mang, lo sợ.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón nhấn mạnh, sự kiện phục kích, tiêu diệt Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Ta vừa giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và đang nghiêm túc thi hành hiệp định Geneva, trong khi địch ra sức phá hoại hiệp định, đàn áp lực lượng cách mạng, thì sự kiện này đã vượt khỏi tầm của một chiến thắng về mặt quân sự, nó thể hiện tầm tư duy chiến lược của Tỉnh ủy Vĩnh Long trong việc quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng miền Nam, làm phá sản ý đồ lập khu trù mật của Mỹ - Diệm ở Vĩnh Long nói riêng và miền Nam nói chung. Đây còn là thắng lợi mở màn cho cuộc Đồng khởi chuyển mình lịch sử ngày 14/9/1960, góp phần làm phá sản chiến lược “Tố cộng, diệt cộng” của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón khẳng định: “Sự kiện tiêu diệt Tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc là chiến công của quân và dân Vĩnh Long mà trực tiếp là Đại đội 256, Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt (tiền thân của Tiểu đoàn 857 anh hùng). Đây là sự thật lịch sử không thể phủ nhận được”.
Phát huy truyền thống và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến thắng Cái Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long kêu gọi toàn đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh đồng tâm, hiệp lực, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, phấn đấu xây dựng tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Ký Ức, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt, người trực tiếp chỉ huy trận đánh Cái Sơn cho biết: Chiến thắng Cái Sơn chẳng những chiến thắng vũ trang mà cả về chính trị và binh vận, tiền đề của 3 mũi giáp công, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh đổ đế quốc và bọn tay sai.
Đại diện lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long, Đại úy Trương Minh Nhu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 857 khẳng định, những hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh sẽ mãi mãi là niềm tin, động lực thôi thúc thế hệ trẻ học tập và noi theo; đồng thời nêu bật quyết tâm luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
Dịp này, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long đã tặng hoa, quà cho thân nhân gia đình các đồng chí trực tiếp tham gia trận đánh Cái Sơn nhằm thể hiện sự tri ân đối với những đóng góp to lớn và quý báu của cán bộ, chiến sĩ trong chiến thắng lịch sử này.
Trước đó, các đại biểu cũng đến dâng hoa tại bia Chiến thắng Cái Sơn và xem triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Cái Sơn - Mốc son trong tiến trình lịch sử tỉnh Vĩnh Long”.